NGUYÊN ỦY BẤT THƯỜNG CỦA ĐỘNG MẠCH MU CHÂN VÀ MỐI TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Dương Dương Chí Thiện1,, Trang Mạnh Khôi2, Trần Hoàng Hiếu1
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự phát triển của hệ thống mạch máu chi dưới rất phức tạp và dễ bị biến đổi về mặt giải phẫu. Trên thế giới đã có nhiều các nghiên cứu về biến thể của động mạch mu chân. Nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào báo cáo về các dị dạng cũng như nguyên ủy bất thường của động mạch mu chân. Mục tiêu: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp về nguyên ủy của động mạch mu chân từ sự kết hợp của động mạch mác và động mạch chày trước. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 15 tử thi ngâm formol có vùng chi dưới còn nguyên vẹn chưa phẫu tích tại Bộ môn Giải Phẫu – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch mu chân ở người Việt Nam” chúng tôi phẫu tích 15 xác (30 chi dưới) được xử lí formalin, trong đó ghi nhận 2 trường hợp, chi dưới bên phải của một xác giới tính nữ 72 tuổi mã số xác 605 và chi dưới bên trái của một xác giới tính nam 60 tuổi mã số xác 581 có một biến thể giải phẫu hiếm gặp hiện tại chưa từng báo cáo ở Việt Nam. Trường hợp này nguyên ủy của động mạch mu chân xuất phát từ sự kết hợp của động mạch chày trước và động mạch mác thay vì động mạch chày trước như trong y văn. Kết luận: Sự thay đổi của các biến thể động mạch xung quanh vùng cổ bàn chân rất quan trọng đối với các bác sĩ chỉnh hình, phẫu thuật mạch máu và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh trong việc thực hiện các thủ thuật phẫu thuật và phân tích hình ảnh học. Nên việc chụp động mạch trước phẫu thuật để khảo sát các dạng biến thể giải phẫu trong đường đi và phân bố của ĐMMC là cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Văn Cường (2012), "Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam", Nhà xuất bản Y Học, tr. 157-167.
2. Chester B, Anson M, McVay (1985), “Surgical Anatomy”, W.B.Saunders Company, Japan.
3. Shetty SD, Nayak S, Kumar N, Abhinitha P. (2013) “Hypoplastic anterior tibial artery associated with continuation of fibular (peroneal) artery as dorsalis pedis artery A case report”, Int J Morphol;31:136‑9.
4. Sadler TW (2018), “Langman’s Medical Embryology”, 14th ed, USA: Lippincott Willams and Wilkins.
5. Đỗ Kính (2015), “Phôi thai học thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng”, Nhà xuất bản Y Học.
6. Szpinda M (2006), “An angiographic study of the anterior tibial artery in patients with aortoiliac occlusive disease”, Folia Morphol (Warsz);65:126‑31.
7. Trần Phương Nam (2023), “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch chày trước ở người Việt Nam trưởng thành”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ số 56/2023.
8. Vijayalakshmi S, Raghunath G, Sheno YV (2011), “Anatomical study of Dorsalis pedis artery and its clinical correlations”, J Clin Diagn Res;5:287‑90.