THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG VÀ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA LỰC LƯỢNG TUYẾN ĐẦU THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID 19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Văn Lợi1,, Vương Đình Thủy1, Nguyễn Kim Anh1, Nguyễn Doãn Phương1, Nguyễn Hoàng Yến1,2, Trần Thị Thu Hà1,2, Nguyễn Văn Tuấn1,2
1 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng căng thẳng tâm lý và chất lượng giấc ngủ của nhân lực tuyến đầu tham gia chống dịch COVID 19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang nhân viên tuyến đầu tham gia công tác điều trị, chăm sóc người bệnh nhiễm COVID 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 09 năm 2022. Kết quả: Nhân lực cân bằng về giới tính (50,1% so với 49,9%), nhân lực chủ yếu là bác sĩ (45,2%) và điều dưỡng (38,7%). Lượng nhân viên y tế có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (28,8%). Đa số các đối tượng được tiêm vắc xin COVID 19 mũi thứ 2 (98,8%) với thời gian trên 4 tuần (89,9%). Đa số đối tượng được trang bị kiến thức và tinh thần trước khi tham gia chống dịch COVID 19 ở mức độ vừa phải với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 56% và 50,3%. 76% đối tượng nghiên cứu chứng kiến ít nhất 1 người bệnh tử vong trong tua trực của mình. Đa số các đối tượng nghiên cứu lo lắng về việc lây nhiễm COVID 19, 41,8% đối tượng nghiên cứu luôn luôn lo lắng về việc lây nhiễm COVID 19 cho người sống cùng. Chủ yếu các đối tượng nghiên cứu cảm thấy quá tải trong công việc chiếm 82,7%. Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 62,5%. Kết luận: Nhân lực chủ yếu phục vụ trong công tác chống dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh là bác sĩ và điều dưỡng. Việc trang bị trước kiến thức, tinh thần và miễn dịch đã được thực hiện, tuy nhiên chưa đạt mức hiệu quả cao. Nhân viên y tế phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng trong quá trình tham gia chống dịch như lo lắng bản thân hoặc người thân bị lây COVID 19, giảm kết nối và cảm thấy quá tải trong công việc, biểu hiện qua chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

ngày 12/9/2021. Bản tin cập nhật COVID-19, tính đến 18h00 ngày 12/9/2021. Accessed March 6, 2023. https://vncdc.gov.vn/ban-tin-cap-nhat-covid-19-tinh-den-18h00-ngay-1292021-nd16512.html
2. The Mental Health of Healthcare Workers in COVID-19. Mental Health America. Published January 6, 2023. Accessed January 6, 2023. https://mhanational.org/mental-health-healthcare-workers-covid-19
3. Lan VTH, Dzung LT, Quyen BTT, et al. Impact of Central Quarantine Inside a Lockdown Hospital Due to COVID-19 Pandemic on Psychological Disorders among Health Care Staffs in Central Hospitals of Hanoi, Vietnam, 2020. Health Serv Insights. 2021;14:1178632921999662. doi:10.1177/1178632921999662
4. Vu DN, Phan DT, Nguyen HC, et al. Impacts of Digital Healthy Diet Literacy and Healthy Eating Behavior on Fear of COVID-19, Changes in Mental Health, and Health-Related Quality of Life among Front-Line Health Care Workers. Nutrients. 2021;13(8):2656. doi:10.3390/nu13082656
5. Hoang NA, Van Hoang N, Quach HL, et al. Assessing the mental effects of COVID-19-related work on depression among community health workers in Vietnam. Hum Resour Health. 2022;20(1):64. doi:10.1186/s12960-022-00760-x
6. Mosheva M, Gross R, Hertz‐Palmor N, et al. The association between witnessing patient death and mental health outcomes in frontline COVID‐19 healthcare workers. Depress Anxiety. 2021;38(4):468-479. doi:10.1002/da.23140
7. Moore DM, Gilbert M, Saunders S, Bryce E, Yassi A. Occupational Health and Infection Control Practices Related to Severe Acute Respiratory Syndrome: Health Care Worker Perceptions. AAOHN Journal. 2005;53(6):257-266. doi:10.1177/216507990505300606
8. Biber J, Ranes B, Lawrence S, et al. Mental health impact on healthcare workers due to the COVID-19 pandemic: a U.S. cross-sectional survey study. Journal of Patient-Reported Outcomes. 2022;6(1):63. doi:10.1186/s41687-022-00467-6