KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI BẰNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH PHIÊN BẢN RÚT GỌN

Trọng Hà Đinh 1, Minh Anh Quản 1, Thị Hoa Nguyễn 1, Lê Chiến Nguyễn 1, Hải Anh Trần1,
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm xã hội học về sử dụng điện thoại thông minh ở những sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ngẫu nhiên trên 1314 sinh viên năm 2-4 tại 36 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các đối tượng được hướng dẫn trả lời trực tuyến bộ câu hỏi sử dụng thang đo nghiện điện thoại thông minh phiên bản rút gọn trên Google Form. Kết quả: Trong các đối tượng tham gia, nữ giới chiếm ưu thế (71,61%) và sinh viên tuổi từ 18-21 chiếm phần lớn. Tỷ lệ sinh viên nghiện sử dụng điện thoại thông minh là 55,56%, trong đó tuổi 18-20 chiếm tỷ lệ cao hơn các lứa tuổi khác. Bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên tập trung chủ yếu ở tuổi 12-18. Phần lớn sinh viên trong nghiên cứu này sử dụng ứng dụng Facebook và Facebook Messenger trên điện thoại thông minh. Sinh viên nghiện điện thoại thông minh có tần suất tập thể dục và tham gia làm thêm thấp hơn so với nhóm không nghiện. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên trên địa bàn Hà Nội nghiện sử dụng điện thoại thông minh cao và những khác biệt giữa sinh viên nghiện và không nghiện điện thoại thông minh về các yếu tố xã hội học là một thực trạng đáng lo ngại, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cần thiết để tìm kiếm các biện pháp nghiên cứu và can thiệp ở cấp độ rộng hơn cho hiện trạng nghiện này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elhai JD, Dvorak RD, Levine, Hall, BJ, et al. (2017) “Problematic smartphone use: A conceptual overview and systematic review of relations with anxiety and depression psychopathology”. Journal of Affective Disorders. 1(207): 251–259.
2. Kwon M, Kim DJ, Yang S, et al. (2013) “The Smartphone Addiction Scale: Development and validation of a short version for adolescents”. PLoS One. 8(12): e83558.
3. APPOTA Technology for Change. Vietnam Mobile APP Market Report First half of 2018. Available from: < https://appota.com/uploads/report/Vietnam_mobile_app_market_Report_2018_EN.pdf>.
4. Lopez-Fernandez O. (2017) “Short version of the Smartphone Addiction Scale adapted to Spanish and French: Towards a cross-cultural research in problematic mobile phone use”. Addictive Behaviors. 64: 275–280.
5. Haug S, Castro RP, Schaub MP, et al. (2015) “Smartphone use and smartphone addiction among young people in Switzerland”. Journal of Behavioral Addictions. 4(4): 299–307.
6. Hwang KH, Yoo YS, Cho OH. (2012) “Smartphone overuse and upper extremity pain, axiety, depression, and interpersonal relationships among college students”. Journal of the Korea Contents Association, 12(10): 365-37.
7. Geser H. (2006) “Are girls (even) more addicted? Some gender patterns of cell phone usage”. Sociology in Switzerland: Sociology of the Mobile Phone.
8. Luk TT, Wang MP, Shen C, et al. (2018) “Short version of the Smartphone Addiction Scale in Chinese adults: Psychometric properties, sociodemographic, and health behavioral correlates”. Journal of Behavioral Addictions. 7(4): 1157–1165.