ĐÁNH GIÁ CẢM GIÁC ĐAU VÀ NHẠY CẢM SAU ĐIỀU TRỊ CHE TỦY TRỰC TIẾP VỚI VẬT LIỆU SINH HỌC CALCIUM SILICATE

Huỳnh Anh Bùi 1,, Văn Khoa Phạm 1
1 Đại Học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá cảm giác đau và nhạy cảm sau khi che tủy trực tiếp với Mineral Trioxide Aggregate và Biodentine. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng với hai nhóm nghiên cứu đặt thuốc che tủy trực tiếp với Mineral Trioxide Aggregate và Biodentinetrên 22 răng cối nhỏ nguyên vẹn có chỉ định nhổ vì lý do chỉnh hình răng mặt ở các bệnh nhân từ 18-35 tuổi. Đánh giá cảm giác nhạy cảm hay đau sau điều trị sau 1, 7, 30 ngày với bảng câu hỏi và khám lâm sàng. Kết quả: Về cường độ và tỷ lệ đau, 64% nhóm MTA và 46% nhóm BD bệnh nhân mô tả hiện tượng đau nhẹ và vừa. Về tổng thời gian đau, nhóm MTA có 29% trường hợp đau trong 1 ngày đầu, 43% trường hợp đau 1 tuần và 29% trường hợp đau 1 tháng; nhóm BD có 33% trường hợp đau 1 tuần và 67% trường hợp đau 1 tháng. Các cơn đau đều ngắn dưới 10 giây, đa số đau khi có tác nhân kích thích và không đau khi gõ. Sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p>0.5). Không có hiện tượng viêm hay chết tủy sau điều trị. Kết luận: Sau điều trị che tủy trực tiếp với MTA và BD, bệnh nhân có cảm giác nhạy cảm hoặc ê buốt nhưng không kéo dài và đa số ở mức nhẹ và vừa. Mineral Trioxide Aggregate và Biodentine cho kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa về cảm giác đau hay nhạy cảm sau điều trị che tủy trực tiếp. Ngoài ra, khả năng bảo tồn tủy sống tốt cho thấy hiệu quả trong điều trị nội nha bảo tồn của các vật liệu sinh học calcium silicate.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Awawdeh L., Al-Qudah A., Hamouri H., et al. (2018), "Outcomes of Vital Pulp Therapy Using Mineral Trioxide Aggregate or Biodentine: A Prospective Randomized Clinical Trial", J Endod, 44 (11), pp. 1603-1609.
2. Brizuela C., Ormeno A., Cabrera C., et al. (2017), "Direct Pulp Capping with Calcium Hydroxide, Mineral Trioxide Aggregate, and Biodentine in Permanent Young Teeth with Caries: A Randomized Clinical Trial", J Endod, 43 (11), pp. 1776-1780.
3. Hegde S., Sowmya B., Mathew S., et al. (2017), "Clinical evaluation of mineral trioxide aggregate and biodentine as direct pulp capping agents in carious teeth", J Conserv Dent, 20 (2), pp. 91-95.
4. Kaur M., Singh H., Dhillon J. S., et al. (2017), "MTA versus Biodentine: Review of Literature with a Comparative Analysis", Journal of clinical and diagnostic research : JCDR, 11 (8), pp. ZG01-ZG05.
5. Nowicka A., Lipski M., Parafiniuk M., et al. (2013), "Response of human dental pulp capped with biodentine and mineral trioxide aggregate", J Endod, 39 (6), pp. 743-7.
6. Parirokh M., Torabinejad M. (2010), "Mineral trioxide aggregate: a comprehensive literature review--Part I: chemical, physical, and antibacterial properties", J Endod, 36 (1), pp. 16-27.
7. Rajasekharan S., Martens L. C., Cauwels R., et al. (2018), "Biodentine material characteristics and clinical applications: a 3 year literature review and update", Eur Arch Paediatr Dent, 19 (1), pp. 1-22.