ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG NHIỄM VI KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN HỒI SỨC COVID-19

Lê Phương Mai1,, Trương Thiên Phú1, Trần Trọng Tín1, Nguyễn Thị Nam Phương1, Trần Thị Mỹ Duyên1, Nguyễn Quang Tín1, Đặng Anh Tuấn1, Nguyễn Văn Thành1, Tạ Tuấn Khanh1, Nguyễn Tuấn Anh1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm đồng nhiễm vi khuẩn trên bệnh nhân COVID-19 và kháng sinh đồ tích lũy của các vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện Hồi Sức COVID-19. Đối tượng: Dữ liệu vi sinh tại bệnh viện hồi sức COVID-19 từ 01/09/2021 đến 31/01/2022. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 có đồng nhiễm vi khuẩn là 58,8% (705/1200). Đồng nhiễm vi khuẩn đầu tiên phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp 74,5% (525/705). Tổng cộng 843 chủng vi khuẩn gây bệnh được phân lập, trong đó chủ yếu là trực khuẩn Gram âm với Acinetobacter baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,2% (303/843). Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa có tỷ lệ nhạy cảm dưới 20% với hầu hết các kháng sinh. Kết luận: Hơn 50% bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch có đồng nhiễm các vi khuẩn. Nhiễm khuẩn phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp. Các vi khuẩn thường gặp ít nhạy cảm với các kháng sinh thường sử dụng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Novel Coronavirus (2019-nCoV): situation report, 1 [Internet]. Geneva PP - Geneva: World Health Organization; Available from: https://apps.who.int/iris/handle/10665/330760
2. Westblade LF, Simon MS, Satlin MJ. Bacterial Coinfections in Coronavirus Disease 2019. Trends Microbiol. 2021 Oct;29(10):930–41.
3. Chen N, Zhou M, Dong X, Qu J, Gong F, Han Y, et al. Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. Lancet (London, England). 2020 Feb;395(10223):507–13.
4. Garcia-Vidal C, Moreno-García E, Hernández-Meneses M, Puerta-Alcalde P, Chumbita M, Garcia-Pouton N, et al. Personalized Therapy Approach for Hospitalized Patients with Coronavirus Disease 2019. Clin Infect Dis an Off Publ Infect Dis Soc Am. 2022 Jan;74(1):127–32.
5. Shafran N, Shafran I, Ben-Zvi H, Sofer S, Sheena L, Krause I, et al. Secondary bacterial infection in COVID-19 patients is a stronger predictor for death compared to influenza patients. Sci Rep. 2021 Jun;11(1):12703.
6. Zhou F, Yu T, Du R, Fan G, Liu Y, Liu Z, et al. Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study. Lancet (London, England). 2020 Mar;395(10229):1054–62.
7. Elabbadi A, Turpin M, Gerotziafas GT, Teulier M, Voiriot G, Fartoukh M. Bacterial coinfection in critically ill COVID-19 patients with severe pneumonia. Vol. 49, Infection. Germany; 2021. p. 559–62.