MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG KHOẢNG TRỐNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ KẾT CỤC NỘI VIỆN Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trần Thái Hưng1,, Trần Kim Trang1, Nguyễn Thành Sang2
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vấn đề: Có thể có mối liên quan giữa tăng đường huyết cấp tính với kết cục lâm sàng nội viện ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Khoảng trống đường huyết (KTĐH) là một chỉ số mới được dùng để khảo sát mối liên quan này. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa KTĐH và các kết cục lâm sàng nội viện trên người bệnh ĐTĐ nhập viện vì NMCT cấp. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu trên 100 bệnh nhân NMCT cấp có ĐTĐ tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy (3/22- 9/2022). Khoảng trống đường huyết = đường huyết lúc nhập viện – (28,7 x HbA1c - 46,7) (mg/dL). Các yếu tố liên quan đến kết cục lâm sàng của bệnh nhân được xác định bằng hồi quy đa biến. Tương quan giữa KTĐH và kết cục lâm sàng được xác định bằng phân tích tương quan Pearson. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65,6 ± 11,2 tuổi. Nam giới chiếm 46%. KTĐH trung vị là 52,2 mg/dL (tứ vị: 39,0-94,4). KTĐH có mối tương quan mạnh (r=0,634, p<0,001) và là yếu tố tiên lượng biến cố tim mạch bất lợi ở người bệnh. Ngưỡng cắt tối ưu của KTĐH để dự đoán các biến cố tim mạch bất lợi là 56,9 mg/dL với độ nhạy 91,7%, độ đặc hiệu 85,9%, AUROC 0,926 (KTC 95% 0,874-0,978). Kết luận: Tăng KTĐH có liên quan đến gia tăng các biến cố tim mạch bất lợi. KTĐH nên được xem xét sử dụng như một chỉ số lúc nhập viện trong đánh giá ảnh hưởng của tăng đường huyết do stress cấp tính trên kết cục lâm sàng ở người bệnh NMCT cấp có ĐTĐ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kojima T, Hikoso S, Nakatani D et at. Impact of Hyperglycemia on Long-Term Outcome in Patients With ST-Segment Elevation Myocardial Infarction. Am J Cardiol. 2020 Mar 15;125(6):851-859. doi: 10.1016/j.amjcard.2019.12.034
2. Liao WI, Lin CS, Lee CH et al. An Elevated Glycemic Gap is Associated with Adverse Outcomes in Diabetic Patients with Acute Myocardial Infarction. Sci Rep. 2016 Jun 13;6:27770. doi: 10.1038/srep27770.
3. Ghanem, Y.M., Ayad, et al. Glycemic gap and the outcome of diabetic patients presenting with acute coronary syndrome. Egypt J Intern Med. 2022;10(1):34. https://doi.org/10.1186/s43162-022-00099-8
4. Nathan DM, Kuenen J, Borg R, et al. A1c-Derived Average Glucose Study Group. Translating the A1C assay into estimated average glucose values. Diabetes Care. 2008 Aug; 31(8):1473-8. doi: 10.2337/dc08-0545. Epub 2008 Jun 7. Erratum in: Diabetes Care. 2009 Jan; 32(1):207.
5. Bộ Y tế. Quyết định số 2187/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành cấp”. 2019:1-33
6. American Diabetes Association; 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2021. Diabetes Care. 1 January 2021; 44 (Supplement_1): S15–S33. doi: 10.2337/dc21-S002
7. Zhu Y, Liu K, Meng S, et al. Augmented glycaemic gap is a marker for an increased risk of post-infarct left ventricular systolic dysfunction. Cardiovasc Diabetol. (2020) Jul 4;19(1):101. doi: 10.1186/s12933-020-01075-8.