SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở NGƯỜI SUY TIM MẠN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Nguyễn Trần Vĩnh An1,, Trần Kim Trang1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy giảm nhận thức là một tình trạng đồng mắc thường gặp ở người suy tim, làm cho suy tim xấu hơn và ngược lại. Một số nghiên cứu ở người suy tim cho thấy tỷ lệ hiện mắc suy giảm nhận thức cao, đặc biệt trên bệnh nhân ngoại trú nhưng thường không đủ thời gian để đánh giá và bỏ sót tình trạng này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc và các mối liên quan đến suy giảm nhận thức trên người bệnh suy tim mạn được điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 200 trường hợp được chẩn đoán suy tim mạn tại phòng khám Nội tim mạch bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được thu thập thông tin và thực hiện thang đánh giá nhận thức MoCA. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 65,2 ± 13,4, nam giới chiếm tỷ lệ 61%. Tỷ lệ người bệnh mắc suy giảm nhận thức là 84,5%; các mối liên quan đến suy giảm nhận thức như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, béo phì và độ suy tim NYHA. Kết luận: Suy giảm nhận thức là một tình trạng đồng mắc phổ biến cũng như có nhiều yếu tố nguy cơ cần được các nhà lâm sàng quan tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Bích Ngọc, Đinh Trần Ngọc Huya, Phạm Thị Hồng Nhung. Healthcare Policy for Patients with Chronic Heart Failures at Nam Dinh General Hospital in Vietnam. Journal of Pharmaceutical Research International. 2021;33(40B):292-299. doi:10.9734/JPRI/2021/v33i40B32290
2. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Đoàn Ngọc Mai, Thân Hà Ngọc Thể. Tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ, sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan theo thang điểm MoCA ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám lão khoa, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2021;25(2):182-187.
3. Albert KM, Newhouse PA. Estrogen, Stress, and Depression: Cognitive and Biological Interactions. Annu Rev Clin Psychol. May 7 2019;15:399-423. doi:10.1146/annurev-clinpsy-050718-095557
4. Hawkins LA, Kilian S, Firek A, Kashner TM, Firek CJ, Silvet H. Cognitive impairment and medication adherence in outpatients with heart failure. Heart Lung. Nov-Dec 2012;41(6):572-82. doi:10.1016/j.hrtlng.2012.06.001
5. Lifshitz M, Dwolatzky T, Press Y. Validation of the Hebrew version of the MoCA test as a screening instrument for the early detection of mild cognitive impairment in elderly individuals. J Geriatr Psychiatry Neurol. Sep 2012;25(3):155-61. doi:10.1177/0891988712457047
6. Lipnicki DM, Crawford JD, Dutta R, et al. Age-related cognitive decline and associations with sex, education and apolipoprotein E genotype across ethnocultural groups and geographic regions: a collaborative cohort study. PLoS Med. Mar 2017;14(3):e1002261. doi:10.1371/journal.pmed.1002261
7. Ovsenik A, Podbregar M, Fabjan A. Cerebral blood flow impairment and cognitive decline in heart failure. Brain Behav. Jun 2021;11(6):e02176. doi:10.1002/brb3.2176
8. Rodriguez-Fernandez JM, Danies E, Martinez-Ortega J, Chen WC. Cognitive Decline, Body Mass Index, and Waist Circumference in Community-Dwelling Elderly Participants. J Geriatr Psychiatry Neurol. Mar 2017;30(2):67-76. doi:10.1177/0891988716686832
9. Schneider AL, Sharrett AR, Patel MD, et al. Education and cognitive change over 15 years: the atherosclerosis risk in communities study. J Am Geriatr Soc. Oct 2012;60(10):1847-53. doi:10.1111/j.1532-5415.2012.04164.x