SO SÁNH CẤU TRÚC GIẢI PHẪU NIỆU ĐẠO NỮ Ở BỆNH NHÂN CÓ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN KHÔNG TỰ CHỦ KHI GẮNG SỨC VỚI NHÓM CHỨNG TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ SÀN CHẬU

Hoàng Đình Âu1,, Vũ Thị Dung2
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: So sánh cấu trúc giải phẫu niệu đạo nữ ở bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (SUI) với nhóm chứng trên cộng hưởng từ sàn chậu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 43 bệnh nhân nữ, gồm 22 bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (nhóm bệnh) và 21 bệnh nhân không có rối loạn SUI (nhóm chứng), tất cả đều được chụp cộng hưởng từ sàn chậu. Chiều dài, thể tích, đường kính ngang/trước sau và độ dày lớp ngoài/trong của niệu đạo được đo trên chuỗi xung T2W độ phân giải cao. Các thông số này được so sánh giữa 2 nhóm nhằm đánh giá cấu trúc giải phẫu niệu đạo nào ảnh hưởng đến SUI, sau đó tính toán AUC trong việc chẩn đoán SUI. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 57.3±13.8 tuổi (nhóm bệnh: 53.9±12.6 tuổi, nhóm chứng: 60.8±14.4 tuổi), số lần sinh trung bình là 2.2±0.65, đẻ thường chiếm 73%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0.05) giữa 2 nhóm về chiều dài, đường kính ngang, độ dày lớp ngoài niệu đạo (lớp cơ vân). Ngược lại, giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thể tích (p=0.014), đường kính trước sau (p=0.01), độ dày lớp trong niệu đạo (p=0.04). Hiệu quả chẩn đoán (AUC) tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức đối với thể tích niệu đạo, đường kính trước sau niệu đạo và độ dày lớp trong niệu đạo lần lượt là 0.71, 0.70 và 0.69. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thể tích niệu đạo, đường kính trước sau, độ dày lớp trong niệu đạo là các cấu trúc giải phẫu ảnh hưởng đến SUI mặc dù có độ nhạy và độ đặc hiệu trung bình

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Masson E. The standardisation of terminology in lower urinary tract function: report from the standardisation sub-committee of the International Continence Society. EM-Consulte. Accessed September 15, 2022.
2. Nygaard IE, Heit M. Stress Urinary Incontinence: Obstet Gynecol. 2004;104(3):607-620.
3. Li N, Cui C, Cheng Y, Wu Y, Yin J, Shen W. Association between Magnetic Resonance Imaging Findings of the Pelvic Floor and de novo Stress Urinary Incontinence after Vaginal Delivery. Korean J Radiol. 2018;19(4):715.
4. Kobra Falah-Hassani, Joanna Reeves et al. The pathophysiology of stress urinary incontinence: a systematic review and meta-analysis. International Urogynecology Journal (2021) 32:501–552.
5. Lukanovic A, Patrelli TS. Validation of ultrasound scan in the diagnosis of female stress urinary incontinence. Clin Exp Obstet Gynecol. 2011;38(4):373–8.
6. Zidan S, Amin M, Hemat E, Samaha I. Female urinary incontinence: spectrum of findings at pelvic mri and urodynamics. Zagazig Univ Med J. 2016;22:1-9.
7. Kim JK, Kim YJ, Choo MS, Cho KS. The urethra and its supporting structures in women with stress urinary incontinence: MR imaging using an endovaginal coil. AJR Am J Roentgenol. 2003;180(4):1037–44. https://doi.org/10.2214/ajr.180.4. 1801037.
8. Tasali N, Cubuk R, sinanoğlu O, Şahin K, Saydam B. MRI in Stress Urinary Incontinence Endovaginal MRI With an Intracavitary Coil and Dynamic Pelvic MRI. Urol J. 2012; 9:397-404.
9. Li M, Wang B, Liu X, Qiao P, Jiao W, Jiang T. MR defecography in the assessment of anatomic and functional abnormalities in stress urinary incontinence before and after pelvic reconstruction. Eur J Radiol. 2020; 126:108935. https://doi.org/10.1016/j.ejrad. 2020.108935.
10. Macura KJ, Thompson RE, Bluemke DA, Genadry R. Magnetic resonance imaging in assessment of stress urinary incontinence in women: parameters differentiating urethral hypermobility and intrinsic sphincter deficiency. World J Radiol. 2015;7(11):394–404.