MỐI LIÊN QUAN GIỮA BÀI XUẤT NATRI NIỆU 6 GIỜ VỚI ĐÁP ỨNG LỢI TIỂU QUAI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP

Lý Quang Sang1,2, Hoàng Văn Sỹ1,2, Trần Nguyễn Phương Hải2,
1 Đại học Y dược TP. HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tiếp cận điều trị lợi tiểu tích cực, đúng và đủ ngay từ giai đoạn sớm ở bệnh nhân suy tim cấp đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh bài xuất natri niệu thời điểm, bài xuất natri niệu thời khoảng 6 giờ đang ngày càng được quan tâm vì tính ổn định của kết quả, cũng như khả năng dự đoán sớm đáp ứng lợi tiểu quai và tiên đoán các biến cố tim mạch nội viện và sau ra viện. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan với các thang đo lâm sàng trong đánh giá đáp ứng lợi tiểu quai và vai trò dự đoán biến cố suy tim cấp nặng hơn nội viện của bài xuất natri niệu thời khoảng 6 giờ ở bệnh nhân suy tim cấp. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 51 bệnh nhân suy tim cấp nhập khoa Nội Tim Mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Sau điều trị lợi tiểu quai, bệnh nhân được thu thập mẫu nước tiểu liên tục để xác định tổng lượng bài xuất natri niệu trong thời gian 6 giờ. Kết quả: Bài xuất natri niệu 6 giờ tương quan thuận – chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê với các thang đo lâm sàng: mức sụt cân, thể tích nước tiểu và cân bằng xuất nhập âm sau 24 giờ. Với cùng 1 điểm cắt là 63,2 mmol, bài xuất natri niệu 6 giờ có thể tiên đoán tốt cả 3 biến cố: mức sụt cân 24 giờ < 1kg, thể tích nước tiểu 24 giờ < 2100 mL, và cân bằng xuất nhập âm 24 giờ < 1500 mL. Bệnh nhân có bài xuất natri niệu 6 giờ ban đầu càng thấp liên quan có ý nghĩa thống kê với khả năng diễn tiến đến suy tim cấp nặng hơn nội viện càng cao. Kết luận: Bài xuất natri niệu 6 giờ càng thấp liên quan với đáp ứng lợi tiểu quai càng kém và liên quan đến tăng khả năng diễn tiến đến suy tim cấp nặng hơn nội viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mullens W, Damman K, Harjola VP, et al. The use of diuretics in heart failure with congestion - a position statement from the Heart Failure Association of the European Society of Cardiology. Eur J Heart Fail. Feb 2019;21(2):137-155. doi:10.1002/ejhf.1369
2. Damman K, Ter Maaten JM, Coster JE, et al. Clinical importance of urinary sodium excretion in acute heart failure. Eur J Heart Fail. Feb 22 2020; doi:10.1002/ejhf.1753
3. Collins SP, Jenkins CA, Baughman A, et al. Early urine electrolyte patterns in patients with acute heart failure. ESC Heart Fail. Feb 2019; 6(1):80-88. doi:10.1002/ehf2.12368
4. Testani JM, Hanberg JS, Cheng S, et al. Rapid and Highly Accurate Prediction of Poor Loop Diuretic Natriuretic Response in Patients With Heart Failure. Circ Heart Fail. Jan 2016; 9(1): e002370. doi:10.1161/circheartfailure.115.002370
5. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. Sep 21 2021;42(36):3599-3726. doi:10.1093/eurheartj/ehab368
6. Butler J, Gheorghiade M, Kelkar A, et al. In-hospital worsening heart failure. Eur J Heart Fail. Nov 2015;17(11):1104-13. doi:10.1002/ejhf.333
7. Gupta R, Testani J, Collins S. Diuretic Resistance in Heart Failure. Curr Heart Fail Rep. Apr 2019;16(2):57-66. doi:10.1007/s11897-019-0424-1