NHẬN BIẾT VỀ CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO SỚM CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ

Tống Thị Huế1,2, Nguyễn Thị Thanh Mai1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự nhận biết của người chăm sóc trẻ tự kỷ về các dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn phổ tự kỷ trong 4 năm đầu đời. Phương pháp: Một nghiên cứu khảo sát được thực hiện ở 105 người chăm sóc trẻ tự kỷ, sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc xây dựng dựa trên các dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn phổ tự kỷ đã được tổ chức Autism Speaks khuyến cáo. Kết quả: Các phát hiện đầu tiên được người chăm sóc báo cáo phổ biến nhất là chậm nói, ít đáp ứng khi gọi tên, tỷ lệ gặp lần lượt là 60%; 45,7%, ở lứa tuổi trung bình 20,37 ± 5,27 tháng tuổi. Dấu hiệu chậm nói được phát hiện khi trẻ 12 tháng là 34,3% và khi trẻ 24 tháng là 98,1% và 60% trẻ ít/không có đáp ứng khi gọi tên ngay từ khi 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, có sự trì hoãn rõ rệt, thời điểm trẻ được đưa đi khám lần đầu về vấn đề này là 28,82 ± 6,78 tháng tuổi và được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ là 34,11 ± 7,28 tháng tuổi. Kết luận: Đa số người chăm sóc có thể phát hiện được dấu hiệu sớm của rối loạn phổ tự kỷ từ trước 24 tháng tuổi nhưng vẫn còn trì hoãn tiếp cận khám và chẩn đoán. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh truyền thông để tăng cường sự quan tâm, nhận biết của người chăm sóc giúp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ  được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Zeidan J, Fombonne E, Scorah J, et al. Global prevalence of autism: A systematic review update. Autism Research. n/a(n/a). doi:10.1002/aur.2696
2. Lyall K, Croen L, Daniels J, et al. The Changing Epidemiology of Autism Spectrum Disorders. Annual Review of Public Health. 2017; 38:81-102.
3. Le Thi Vui, Duong Minh Duc, Nguyen Thuy Quynh, et al. Early screening and diagnosis of autism spectrum disorders in Vietnam: A population-based cross-sectional survey. Journal of Public Health Research. 2021;11(2)
4. Estes A, Munson J, Rogers SJ, et al. Long-Term Outcomes of Early Intervention in 6-Year-Old Children with Autism Spectrum Disorder. Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry. 2015;54(7):580-587.
5. Gabrielsen TP, Farley M, Speer L, et al. Identifying Autism in a Brief Observation. Pediatrics. 2015; 135(2): e330-e338. doi:10.1542/ peds.2014-1428
6. Sacrey LAR, Bennett JA, Zwaigenbaum L. Early Infant Development and Intervention for Autism Spectrum Disorder. Journal of Child Neurology. 2015;30(14):1921-1929. doi:10.1177/ 0883073815601500
7. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Fifth ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing. pp. 5–25. ISBN 978-0-89042-555-8.
8. Learn the Signs of Autism. Autism Speaks. Accessed May 3, 2022. https://www.autismspeaks.org/signs-autism
9. Jayanath S, Ozonoff S. First Parental Concerns and Age at Diagnosis of Autism Spectrum Disorder: A Retrospective Review from Malaysia. The Malaysian Journal of Medical Sciences. 2020;27(5):78-89.
10. Becerra-Culqui TA, Lynch FL, Owen-Smith AA, et al. Parental First Concerns and Timing of Autism Spectrum Disorder Diagnosis. Journal of Autism and Developmental Disorders. 2018;48(10):3367-3376.