THỰC TRẠNG LO ÂU, CĂNG THẲNG, TRẦM CẢM SAU SINH Ở CÁC BÀ MẸ CÓ CON SINH NON TẠI TRUNG TÂM SƠ SINH – BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 – 2023

Nguyễn Ngọc Loan1, Lưu Thị Bích Thủy1, Trịnh Văn Hạnh1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1,2,
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng lo âu, căng thẳng và trầm cảm sau sinh của 398 bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại Trung tâm Sơ sinh –Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. Nghiên cứu sử dụng thang đo lo âu căng thẳng Deprssion Anxiety and Stress Scales (DASS21) - là thang đánh giá của các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales của Autralia; và thang đánh giá Trầm cảm sau sinh của Edinburgh – Edinburgh Postnaltal Depression Scale (EPDS). Thang đo này được J.Cox và cộng sự xây dựng năm 1987 và được dịch ra và chuẩn hóa tại Việt Nam. Tỉ lệ lo âu, căng thẳng và trầm cảm lần lượt là 56%, 52% và 66%. Nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng lo âu, căng thẳng bao gồm: suy nghĩ quá nhiều (79%), cảm thấy khó thoải mái (77%) và cảm thấy dễ tự ái (68%); triệu chứng đặc trưng của trầm cảm bao gồm: cảm giác bất hạnh đến mức phải khóc (84%), thấy dễ bị mệt mỏi (82,4%), ít khi cười và cảm nhận những điều vui vẻ (80%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2008). The global burden of disease: 2004 update, Geneva, Switzerland.
2. Misund, A.R., Nerdrum, P. & Diseth, T.H. Mental health in women experiencing preterm birth. BMC Pregnancy Childbirth 14, 263 (2014). https://doi.org/10.1186/1471-2393-14-263
3. Leonard, L.G. (1998), Depression and Anxiety Disorders During Multiple Pregnancy and Parenthood. Journal of Obstetric, Gynecologic, & Neonatal Nursing, 27: 329-337. https://doi.org/10.1111/j.1552-6909.1998.tb02656.x.
4. Nguyễn Bích Thủy (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại hai phường của quận Hà Đông-Hà Nội năm 2013, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
5. Lương Bạch Lan và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009). Tỷ lệ và yếu tố liên quan trầm cảm sau sanh ở bà mẹ có trẻ gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng Vương", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13(1), 104-108.
6. Nguyễn Thanh Hiệp và Lê Minh Nguyệt (2010). Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sanh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/06/2007 đến 30/12/2008", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14(2), 69-74.
7. World Health Organization (tháng 11 năm 2014). “Preterm birth Fact sheet N°363”. who.int.
8. Trương Việt Dũng, Phương pháp nghiên cứu khoa học thiết kế nghiên cứu lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (2017).