GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI CÓ BIẾN CHỨNG Ở TRẺ EM

Minh Xuân Ngô 1,
1 Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của siêu âm phổi trong chẩn đoán viêm phổi có biến chứng ở trẻ em (đối chiếu với X-quang cắt lớp vi tính là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán). Đối tượng, phương pháp: Dân số chọn mẫu là những đối tượng bệnh nhân ở trên được chẩn đoán viêm phổi tại khoa Hô hấp và các khoa khác tại Bệnh viện Nhi đồng I – Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2018 đến tháng 7/2019. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu (mô tả ca bệnh). So sánh kết quả chẩn đoán của siêu âm với X-quang cắt lớp vi tính là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán. Kết quả: Siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi biến chứng có độ nhạy, độ đặc hiệu cao (94,3% và 75%). Độ nhạy, độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán từng loại biến chứng của viêm phổi là cao: tràn dịch màng phổi (độ nhạy: 95%, độ đặc hiệu: 93,3%), tràn khí màng phổi (độ nhạy: 83,3%, độ đặc hiệu: 100%), xẹp phổi (độ nhạy: 95,7%, độ đặc hiệu: 100%) và viêm phổi hoại tử (độ nhạy: 93,3%, độ đặc hiệu: 100%). Kết luận: Siêu âm phổi là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có giá trị kinh tế cao so với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang cắt lớp vi tính ngực, Chụp cộng hưởng từ...

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chiu C-Y, Wong K-S, Lai S-H, et al. (2008), Peripheral hypoechoic spaces in consolidated lung: a specific diagnostic sonographic finding for necrotizing pneumonia in children, 50(1), pp.
2. Harris M, Clark J, Coote N, et al. (2011), British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in children: update 2011, Thorax, 66 Suppl 2(pp. ii1-23.
3. Kurian J, Levin TL, Han BK, Taragin BH, Weinstein S (2009), Comparison of ultrasound and CT in the evaluation of pneumonia complicated by parapneumonic effusion in children, AJR Am J Roentgenol, 193(6), pp. 1648-54.
4. Organization WH, Pocket book of hospital care for children: guidelines for the management of common childhood illnesses. 2013: World Health Organization.
5. Rudan I, Boschi-Pinto C, Biloglav Z, Mulholland K, Campbell H (2008), Epidemiology and etiology of childhood pneumonia, Bull World Health Organ, 86(5), pp. 408-16.
6. Yang J-x, Zhang M, Liu Z-h, et al. (2009), Detection of lung atelectasis/consolidation by ultrasound in multiple trauma patients with mechanical ventilation, 1(1), pp. 13-16.
7. Châu NQ, Bệnh học nội khoa tập I. 2012, NXB Y học Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội. tr. 14-27.