TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Trần Quốc Tường1,, Phạm Thành Suôl1, Nguyễn Hoàng Bách1, Trần Trọng Tuấn2, Lâm Vĩnh Thoại3, Đặng Minh Sang4
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại Học Tây Đô
3 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Thuận
4 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng vành cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Theo thống kê của Hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2021, ước tính mỗi năm có 805.000 trường hợp mắc hội chứng vành cấp, số ca mới mắc chiếm 605.000 trường hợp, cứ mỗi 40 giây có thêm một trường hợp mắc hội chứng vành cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc, tính hợp hợp lý về chỉ định và liều dùng của các nhóm thuốc: Chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, ACEIs/ARBs, chẹn beta, và statin điều trị tại khoa Tim mạch - Lão học trong vòng 24 giờ đầu kể từ lúc nhập viện, tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 230 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu tại khoa Tim mạch - Lão học (bệnh chính) mắc bệnh hội chứng vành cấp từ 15/02/2022-15/05/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của 230 mẫu nghiên cứu là (67,7 ± 13,6) tuổi. Đa phần bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch như: Rối loạn lipid máu (87,4%), tăng huyết áp (84,3%). Trong 24 giờ đầu nhập viện, tỷ lệ nhóm thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, ACEIs/ARBs, chẹn beta và statin được kê đơn chiếm tỷ lệ lần lượt là 91,7%; 98,3%; 80%; 15,2%; 88,7%. Tỷ lệ hợp lý chỉ định và liều dùng của các nhóm thuốc: Chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, ACEIs/ARBs, chẹn beta, statin chiếm tỷ lệ là (92,6%-83,5); (95,2%-78,9%); (89,2%-100%); (70,8%-100%); (88,8%-72,3%). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp trên bệnh nhân nội trú tại khoa Tim mạch - Lão học trong vòng 24 giờ đầu nhập viện cao, tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Khánh Gia Bảo, Nguyễn Văn Tân, Trần Quỳnh Như và cs. (2022), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 511(1), pp.38-45.
2. Bộ Y tế Việt Nam (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng vành cấp, Quyết định số 2187/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế Việt Nam (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Hồ Đăng Duẫn, Châu Ngọc Hoa (2017), “Tần số tim và sử dụng thuốc chẹn beta ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr.179-184.
5. Amsterdam, E. A., Wenger, N. K., Brindis, R. G., et al. (2014), “2014 AHA/ACC guideline for the management of patients with non–ST-elevation acute coronary syndromes: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines” Journal of the American College of Cardiology, 64(24), pp. e139-e228.
6. Bergmark, B. A., Mathenge, N., Giugliano, R. P. et al. (2022), “Acute coronary syndromes”, The Lancet, 399(10332), pp.1347-1358.
7. Collet, J. P., Thiele, H., Barbato, E., et al. (2021), “2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC)”, European heart journal, 42(14), pp.1289-1367.
8. Ibanez, B., James, S., et al. (2018), “2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC)”, European heart journal, 39(2), pp.119-177.
9. O'gara, P. T., Kushner, F. G., Ascheim, D. et al. (2013), “2013 ACCF/AHA guideline for the management of ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines”, Journal of the American college of cardiology, 61(4), pp. e78-e140.
10. Tsao, C. W., Aday, A. W., Almarzooq, Z. I., Alonso, A., Beaton, A. Z., Bittencourt, M. S., and American Heart Association Council on Epidemiology and Prevention Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. (2022), “Heart disease and stroke statistics-2022 update: a report from the American Heart Association, Circulation”, 145(8), pp. e153-e639.