PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thanh Hương1,, Nguyễn Minh Nam2
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là bệnh mạn tính với thời gian điều trị dài ngày là một thách thức trong việc tuân thủ điều trị của người bệnh ngoại trú. Theo Tổ chức y tế thế giới năm 2013 tỉ lệ tuân thủ điều trị trên thế giới chỉ đạt 20 - 30%. Bệnh viện tim Hà Nội hàng năm điều trị ngoại trú cho 201.123 bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả mức độ tuân thủ điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện tim Hà Nội và xác định các yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp và thu thập trực tiếp đơn thuốc của 132 bệnh nhân từ tháng 15/8/2021 đến tháng 15/10/2021. Phân tích số liệu bằng phương pháp mô tả thống kê và phương pháp hồi quy thứ bậc. Kết quả: tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tuân thủ kém đối với yếu tố thay đổi lối sống còn cao (54,5%), tuân thủ tốt chỉ đạt 22%. Người bệnh trên 80 tuổi, người bệnh không đi học không tuân thủ tốt (0%). Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của người bệnh: tuân thủ kém 30,4%, tuân thủ trung bình 31,8%, tuân thủ tốt 37,8%. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị (có ý nghĩa thống kê): trình độ học vấn có mức ảnh hưởng lớn, hiểu biết tác dụng của thuốc, thời gian điều trị. Kết luận: Người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện tim Hà Nội có tỷ lệ tuân thủ ở mức tốt còn thấp về: yếu tố thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh gồm: trình độ học vấn, hiểu biết tác dụng của thuốc, thời gian điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2010), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp"
2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2013), "Khảo sát mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 17, tr. 96-102.
3. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018), "Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp".
4. Lý Ngọc Tú (2020), "Đánh giá sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp trong ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng", Luận án tiến sỹ y học - Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Thơm và Bùi Văn Cường, Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Đỗ Minh Sinh (2017), "Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017", Khoa học điều dưỡng. 01(03), tr. 35 - 42.
6. Jankowska-Polańska B. et al. (2016), "Relationship between patients' knowledge and medication adherence among patients with hypertension", Patient Prefer Adherence. 10, tr. 2437-2447.
7. Tadesse Melaku Abegaz et al. (2017), "Nonadherence to antihypertensive drugs: A systematic review and meta-analysis", Medicine (Baltimore). 96(4).
8. M. T. Brown, J. K. Bussell (2011), "Medication adherence: WHO cares?", Mayo Clinic Proceedings. 86, tr. 304 - 314.
9. WHO (2009), "Global Health Risks", World Health Organization Geneva.
10. WHO (2019), "Ten threats to global health in 2019".