ĐỒNG THUẬN CHẨN ĐOÁN TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH VIÊM RUỘT THỪA CẤP

Nguyễn Đình Minh1,, Phạm Thu Huyền2, Phạm Thị Nga2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu mức độ đồng thuận của các bác sĩ (BS) có kinh nghiệm khác nhau trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp (VRT) dựa trên các dấu hiệu cắt lớp vi tính (CLVT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 60 trường hợp chẩn đoán VRT trên lâm sàng, trong đó 30 trường hợp có kết quả sau phẫu thuật là VRT, được chụp CLVT ổ bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 4 đến 10/2022. Hình ảnh CLVT được 3 bác sĩ có thâm niên khác nhau (18 năm, 5 năm và 2 năm) đọc kết quả độc lập. So sánh sự đồng thuận trong nhận định các dấu hiệu CLVT và kết quả chẩn đoán VRT của các bác sĩ với nhau.  Kết quả: gồm 42 nữ và 18 nam. Tuổi trung bình là 41,90 ± 21,42 tuổi (thấp nhất là 5 và cao nhất là 93 tuổi). So sánh sự đồng thuận chẩn đoán VRT trên CLVT cho thấy có tính đồng thuận cao giữa các BS mặc dù có thâm niên khác nhau, với chỉ số kappa ở mức độ tốt và rất tốt tương ứng cho BSA-BSB, BSA-BSC và cả 3 BS là 0,93; 0,73 và 0,78 (p<0,01). Dấu hiệu ruột thừa tăng kích thước có đồng thuận ở mức độ tốt giữa các bác sĩ với kappa tương ứng cho BSA-BSB, BSA-BSC và cả 3 BS là 0,62; 0,80 và 0,68 (p<0,01). Dấu hiệu sỏi phân trong ruột thừa có đồng thuận tốt giữa BSA-BSB và cả 3 BS với kappa tương ứng là 0,75 và 0,67 (p<0,01). Các dấu hiệu dịch trong lòng ruột thừa, không có khí trong ruột thừa hay thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa có tính đồng thuận trung bình với kappa từ 0,44 đến 0,57. Kết luận: Mức độ đồng thuận giữa các bác sĩ đạt mức tốt trong chẩn đoán VRT trên CLVT. Dấu hiệu ruột thừa tăng kích thước, sỏi phân trong lòng ruột thừa có mức độ đồng thuận tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lai V, Chan WC, Lau HY, Yeung TW, Wong YC, Yuen MK. Diagnostic power of various computed tomography signs in diagnosing acute appendicitis. Clinical Imaging. 2012/01/01/ 2012;36(1):29-34. doi:https:// doi.org/10.1016/j.clinimag.2011.04.003
2. Di Saverio S, Podda M, De Simone B, et al. Diagnosis and treatment of acute appendicitis: 2020 update of the WSES Jerusalem guidelines. World J Emerg Surg. Apr 15 2020;15(1):27. doi:10.1186/s13017-020-00306-3
3. Kim J, Kim K, Kim J, et al. The learning curve in diagnosing acute appendicitis with emergency sonography among novice emergency medicine residents. Journal of Clinical Ultrasound. 2018;46(5):305-310. doi:https://doi.org/10.1002/jcu.22577
4. Shahbazipar M, Seyedhosseini J, Vahidi E, Motahar Vahedi HS, Jahanshir A. Accuracy of ultrasound exam performed by emergency medicine versus radiology residents in the diagnosis of acute appendicitis. Eur J Emerg Med. Aug 2019; 26(4):272-276. doi:10.1097/mej.0000000000000547
5. Doãn Văn Ngọc, Đào Danh Vĩnh, Lê Văn Khảng. Nghiên cứu giá trị của chụp Cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam. 07/11 2022;(10):370-375. doi:10.55046/vjrnm.10.276.2012
6. Hong HS, Cho HS, Woo JY, et al. Intra-Appendiceal Air at CT: Is It a Useful or a Confusing Sign for the Diagnosis of Acute Appendicitis? Korean J Radiol. Jan-Feb 2016;17(1):39-46. doi:10.3348/kjr.2016.17.1.39
7. in't Hof KH, Krestin GP, Steijerberg EW, et al. Interobserver variability in CT scan interpretation for suspected acute appendicitis. Emerg Med J. Feb 2009;26(2):92-4. doi:10.1136/emj.2008.058990
8. van Randen A, Laméris W, Nio CY, et al. Inter-observer agreement for abdominal CT in unselected patients with acute abdominal pain. European Radiology. 2009/06/01 2009;19(6):1394-1407. doi:10.1007/s00330-009-1294-9.