NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH RĂNG MIỆNG CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CỦA CÔNG AN TỈNH NAM ĐỊNH

Nguyễn Hữu Bản1,
1 Trường Đại học Lương Thế Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp quản lý, theo dõi và điều trị bệnh răng miệng cho cán bộ chiến sĩ của Công an tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, với 843 cán bộ chiến sĩ của Công an tỉnh Nam Định. Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng miền của tỉnh Nam Định là 2 đơn vị và từ 02 đơn vị đã chọn, chọn ngẫu nhiên một đơn vị cho vào nhóm chứng, một đơn vị cho vào  nhóm điều trị, trong mỗi đơn vị đã chọn, chọn mẫu toàn bộ cán bộ chiến sĩ công an của mỗi đơn vị. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi, bệnh án nghiên cứu thông qua hỏi trực tiếp và khám lâm sàng. Kết quả: Có 803 người (chiếm 95,2%) mắc bệnh răng miệng, trong đó 766 (chiếm 90,8%) bị sâu răng và 797 người (chiếm 94,5%) bị bệnh quanh răng. Hiệu quả can thiệp một số bệnh về răng miệng sau 06 tháng áp dụng một số giải pháp quản lý, theo dõi và điều trị đối với bệnh răng miệng là 35%, đối với bệnh sâu răng là 35,3%, đối với bệnh quanh răng là 16,9%, đối với bệnh viêm lợi là 14,7%, đối với bệnh viêm quanh răng là 21,6%. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh về răng miệng ở cán bộ, chiến sĩ rất cao và có hiệu quả can thiệp là khá tốt khi áp dụng một số giải pháp quản lý, theo dõi và điều trị bệnh răng miệng cho cán bộ chiến sĩ, nên cần tiếp tục duy trì  một số giải pháp quản lý, theo dõi và điều trị bệnh răng miệng cho cán bộ chiến sĩ công an.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. A. Peres et al., “Oral diseases: a global public health challenge,” The Lancet, vol. 394, no. 10194, pp. 249–260, Jul. 2019, doi: 10.1016/S0140-6736(19)31146-8.
2. World Health Organization, “What is the burden of oral disease?,” WHO, 2017. https://www.who.int/oral_health/disease_burden/global/en/ (accessed Apr. 29, 2021).
3. Trần Đức Thành, Nha khoa Công Cộng. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ chí Minh. Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
4. L. A. Moreno-Quispe, L. A. Espinoza-Espinoza, L. S. Bedon-Pajuelo, and M. Guzmán-Avalos, “Dental caries in the peruvian police population,” J. Clin. Exp. Dent., vol. 10, no. 2, pp. e134–e138, Feb. 2018, doi: 10.4317/jced.54265.
5. Nguyễn Hữu Bản and Phạm Ngọc Hùng, “Thực trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân tại Công an tỉnh Nam Định năm 2015 - 2016,” Y học Việt Nam, vol. 452, no. số 3/2017, pp. 129-134, 2017.
6. V. Bhardwaj, K. Sharma, P. Jhingta, R. Luthra, and D. Sharma, “Assessment of oral health status and treatment needs of police personnel in Shimla city, Himachal Pradesh: A cross-sectional study,” Int. J. Health Allied Sci., vol. 1, no. 1, p. 20, 2012, doi: 10.4103/2278-344X.96415.
7. S. Supreetha, K. Prathima, G. Sam, N. V. Penumatsa, S. Khanapure, and K. Jagadeesh, “Utilization of Dental Services and Oral Health Status among Police Personnel in Virajpet, South India,” IJOCR, vol. 4, no. 2, pp. 87-90, 2016, doi: 10.5005/jp-journals-10051-0020.
8. R. Harris, H. Raison, B. Christian, L. Bakare, C. I. Okwundu, and G. Burnside, “Interventions for improving adults’ use of primary oral health care services,” Cochrane Database Syst. Rev., vol. 2017, no. 8, Aug. 2017, doi: 10.1002/14651858.CD012771.