KẾT CỤC THAI KỲ Ở NHỮNG THAI PHỤ VÀO CHUYỂN DẠ NHIỄM SARS-COV-2 TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Dương Kim Thiện Uyên1, Bùi Lâm Thương1, Võ Minh Tuấn1,, Trương Diễm Phượng2, Cao Hữu Thịnh3
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Từ Dũ
3 Bệnh viện An Sinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự xuất hiện của virus mới Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) vào tháng 12 năm 2019 (đại dịch COVID-19), đánh dấu một đại dịch lớn cho cả thế giới. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ có nguy cơ có kết cục xấu liên quan đến COVID-19 vì thế hiểu rõ điều này sẽ giúp cho việc đánh giá, theo dõi và can thiệp trên thai kỳ kịp thời và phù hợp. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thai phụ có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 khi vào chuyển dạ, Phân tích đặc điểm kết cục thai kỳ chuyển dạ sinh có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở mẹ và con. Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca hồi cứu tất cả phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay trước khi chuyển dạ tại Bệnh viện Từ Dũ, trong thời gian từ 1/12/2021 đến 30/6/2022.Thu thập số liệu bằng phương pháp lấy mẫu toàn bộ từ hồ sơ bệnh án. Kết quả: Mức độ nhiễm SARS-CoV-2 nhẹ/ không triệu chứng chiếm 96.33%. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt (8%), ho (8.67%), đau họng ( 9%). Ghi nhận 59.33% vào chuyển dạ tự nhiên, 17.67% khởi phát chuyển dạ. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ, 47.33% trường hợp được chỉ định mổ lấy thai, 52.67% được sinh ngả âm đạo. Kết cục xấu chung của mẹ và/hoặc con chiếm 15.6%(KTC 95%: 11.57-19.77). Trong đó, kết cục thai kỳ xấu ở mẹ chiếm 4% (KTC 95%: 1.8-6.2) và kết cục xấu ở con chiếm tỉ lệ 12.33% (KTC 95%: 8.63-16.03). Với tỷ lệ băng huyết sau sinh (2%), nhiễm trùng sau sinh (2%), sinh non (9%), nhẹ cân (5.33%), Apgar 1 phút < 7 điểm (6%). Kết luận: Kết cục thai kỳ nhiễm SARS-CoV-2 chiếm 15.6%, trong quá trình theo dõi chuyển dạ cần theo dõi sát, can thiệp phù hợp trên thai kỳ nhiễm SARS-CoV-2 để hạn chế được các kết cục bất lợi cho thai kỳ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thanh Hải, Lê Hồng Cẩm (2010), “Yếu tố nguy cơ băng huyết sau sinh”. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 14(2), tr 36-42.
2. M. Abedzadeh-Kalahroudi, M. Sehat, Z. Vahedpour, et al. (2021), "Maternal and neonatal outcomes of pregnant patients with COVID-19: A prospective cohort study", Int J Gynaecol Obstet, 153(3), pp. 449-456.
3. R. da Rosa Mesquita, L. C. Francelino Silva Junior, F. M. Santos Santana, et al. (2021), "Clinical manifestations of COVID-19 in the general population: systematic review", Wien Klin Wochenschr, 133(7-8), pp. 377-382.
4. G. Grgić, A. Cerovac, I. Hudić, et al. (2022), "Clinical Manifestation and Obstetric Outcomes in Pregnant Women with SARS-CoV-2 Infection at Delivery: A Retrospective Cohort Analysis", J Pers Med, 12(9).
5. T. A. Manuck, M. M. Rice, J. L. Bailit, et al. (2016), "Preterm neonatal morbidity and mortality by gestational age: a contemporary cohort", Am J Obstet Gynecol, 215(1), pp. 103.e101-103.e114.
6. M. Prabhu, K. Cagino, K. C. Matthews, et al. (2020), "Pregnancy and postpartum outcomes in a universally tested population for SARS-CoV-2 in New York City: a prospective cohort study", Bjog, 127(12), pp. 1548-1556.
7. F. Zhou, T. Yu, R. Du, et al. (2020), "Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study", Lancet, 395(10229), pp. 1054-1062.
8. Tessa M. Wardlaw, Ann Klimas Blanc, Jelka Zupan, et al. (2004). Low birthweight: country regional and global estimates.