KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP TẠI KHOA SƠ SINH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2022 – 2023

Qúach Thị Hiền1,, Nguyễn Công Khẩn2, Phí Thị Thu Thuỷ1, Hà Thị Thuần1, Nguyễn Ngọc Nam1, Tăng Thị Oanh1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp tại khoa sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 – 2023. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh. Kết quả: Tuổi trung bình của các bà mẹ là: 29,8 tuổi, chủ yếu bà mẹ có trình độ đại học, cao đẳng với tỷ lệ 85,4%, các bà mẹ sổng chủ yếu ở thành thị với tỷ lệ 94,9 %. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh lý vàng da sơ sinh là 25,5%; 47,1% bà mẹ có kiến thức chưa đúng về loại ánh sáng giúp nhận biết trẻ vàng da. 29,3% bà mẹ chưa có kiến thức đúng về bộ phận cơ thể giúp quan sát trẻ vàng da hay không; 65,6% có kiến thức đúng về mức độ nguy hiểm của trẻ sơ sinh vàng da nặng. 21,0% bà mẹ chưa có kiến thức đúng về cách phòng ngừa vàng da sơ sinh của trẻ. 65,0% bà mẹ có kiến thức chưa đúng về nguyên nhân dẫn đến vàng da sơ sinh của trẻ. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về vàng da sơ sinh là 33,8%; kiến thức khá là 38,2% và kiến thức trung bình là 28,0%. Kết luận: Kiến thức về nhận biết trẻ vàng da, cách phòng ngừa vàng da sơ sinh cũng như các biểu hiện và mức độ nguy hiểm của vàng da sơ sinh của các bả mẹ còn hạn chế cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp giáo dục các bà mẹ chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và chăm sóc trẻ sơ sinh nói riêng, trong đó có bệnh lý vàng da sơ sinh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. T. Q. Nga, "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo căn nguyên gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh," Bác sỹ nội trú, Nhi, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2005.
2. N. B. Hoàng, "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phải thay máu: Luận án Tiến sỹ Y học chuyên ngành Nhi khoa," (in vi), 2015.
3. Đ. M. Tuyết, "Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại khoa nhi bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên," Đại học Y Dược, 2009.
4. M. Adib-Hajbaghery and Z. Khosrojerdi, "Knowledge of mothers about post-discharge newcborn care," (in eng), vol. 4, no. 2, pp. 33-41, 2017.
5. N. T. Bông, "Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da và một số yếu tố liên quan tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai," Thạc sỹ, Nhi, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2021.
6. V. T. Tiến and T. V. Trầm, "Kiến thức thái độ thực hành về vàng da của các bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Tiền Giang," (in vi), Y học thành phố Hồ Chí Minh, vol. 14, no. 4, pp. 261-265, 2010.
7. K. H. Amegan-Aho, C. I. Segbefia, N. D. O. Glover, G. A. Ansa, and T. J. Afaa, "Neonatal Jaundice: awareness, perception and preventive practices in expectant mothers," (in eng), Ghana medical journal, vol. 53, no. 4, pp. 267-272, 2019.
8. Đ. T. Hoà, N. T. T. Hương, N. T. T. Dương, and N. T. Lĩnh, "Thay đổi thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục," (in vi), Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, vol. 2, no. 2, pp. 38-43, 2019.