THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Hữu Tân1,, Phạm Hồng Phương1, Phạm Thắng2, Trần Viết Lực2,3, Nguyễn Ngọc Tâm2,3, Nguyễn Ngọc Tâm2,3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng hội chứng dễ bị tổn thương ở người bệnh cao tuổi bị suy tim điều trị nội trú và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 306 người bệnh tuổi từ 60 trở lên điều trị nội trú tại khoa Cấp cứu và Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, từ tháng 04 năm 2022 - tháng 2 năm 2023.Chẩn đoán suy tim theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn tính, của Bộ Y tế năm 2020. Xác định tình trạng hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm Edmonton cải tiến-REFS. Kết quả cho thấy, HCDBTT là vấn đề sức khỏe thường gặp ở người bệnh cao tuổi bị suy tim chiếm 58,8%. Kết luận: Tuổi, chỉ số BMI, phân suất tống máu thất trái, suy tim giai đoạn và phân độ NYHA là những yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ mắc HCDBTT ở người bệnh suy tim cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Theresa A McDonagh MM, Marianna Adamo, Roy S Gardner, Andreas Baumbach, Ovidiu Chioncel,. European Heart Journal. 21 September 2021;42(36):3599–3726.
2. Newman A. Gottdiener JS, McBurnie MA, Hirsch CH, Kop WJ, Tracy R, Walston JD, and Fried LP. Associations of subclinical cardiovascular disease with frailty J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2001;56:M158-M166.
3. Bộ Y tế. Quyết định số 1857/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn. 2022: 5-23
4. Hà Quốc Hùng. Đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) trên người cao tuổi có bệnh thận mạn điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Trường đại học Y Hà Nội; 2019.
5. Denfeld QE, Winters-Stone K, Mudd JO, Gelow JM, Kurdi S, Lee CS. The prevalence of frailty in heart failure: a systematic review and meta-analysis. International journal of cardiology. 2017;236:283-289.
6. Reis Júnior WM, Carneiro JAO, Coqueiro RdS, Santos KT, Fernandes MH. Pre-frailty and frailty of elderly residents in a municipality with a low Human Development Index. Revista latino-americana de enfermagem. 2014;22:654-661.
7. Chang C-I, Chan D-C, Kuo K-N, Hsiung CA, Chen C-Y. Prevalence and correlates of geriatric frailty in a northern Taiwan community. Journal of the Formosan Medical Association. 2011; 110 (4):247-257.
8. Nguyễn Xuân Thanh. Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương: Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Nội khoa. Trường đại học Y Hà Nội; 2015.
9. Dokainish H, Teo K, Zhu J, et al. Global mortality variations in patients with heart failure: results from the International Congestive Heart Failure (INTER-CHF) prospective cohort study. The Lancet Global Health. 2017;5(7):e665-e672.
10. Hamada T, Kubo T, Kawai K, et al. Clinical characteristics and frailty status in heart failure with preserved vs. reduced ejection fraction. ESC Heart Failure. 2022;9(3):1853-1863.