KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO HẸP THANH - KHÍ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Hoàng Anh1,, Trần Tuấn Anh2, Phùng Quang Duy2, Nguyễn Thị Ngọc Dung3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
2 Bệnh viện Quốc tế Becamex
3 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các phương pháp điều trị sẹo hẹp thanh – khí quản tại bệnh viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu: 29 trường hợp sẹo hẹp thanh – khí quản điều trị tại Bệnh viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2020 đến tháng 8/2022. Kết quả: Qua nghiên cứu 29 đối tượng, chúng tôi rút ra được các kết luận sau: Các phương pháp phẫu thuật hiện nay tại Bệnh viên Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh: Phương pháp cắt mô hạt viêm, cắt màng được chỉ định phẫu thuật nhiều nhất (chiếm 46,8%), tiếp đến là nong bằng ống nội khí quản (40,4%) và tiêm Steroid tại chỗ (10,6%), ít gặp phương pháp phẫu thuật ghép sụn (chỉ có 1 trường hợp chiếm 2,1%). Trong nhóm sử dụng hai phương pháp thì chỉ định kết hợp cắt mô hạt viêm, cắt màng và nong bằng ống NKQ hay gặp hơn so với phương pháp tiêm Steroid tại chỗ và nong bằng ống nội khí quản (38% so với 10,3%). Kết luận: Phương pháp cắt mô hạt viêm, cắt màng được chỉ định phẫu thuật nhiều nhất, tiếp đến là nong bằng ống nội khí quản và tiêm Steroid tại chỗ, ít gặp phương pháp phẫu thuật ghép sụn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quách Thị Cần, (2001), Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị sẹo hẹp TKQ gặp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường ĐH Y Hà Nội
2. Phạm Thanh Sơn và CS, (1997), Những vấn đề được đặt ra trong sẹo hẹp thanh khí quản, Kỷ yếu Hội nghị khoa học kỹ thuật tuổi trẻ Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh, lần thứ XV, tr. 161 - 163.
3. Trần Phan Chung Thủy, Nguyễn Thanh Tùng, (2013), Phẫu thuật chỉnh hình sụn nhẫn trong điều trị sẹo hẹp thanh môn và hạ thanh môn, Y học Tp Hồ Chí Minh, 17 (1), tr. 416 - 422.
4. Cotton R T, (1984), "Pediatric laryngotracheal stenosis", J Pediatr Surg, 19 (6), pp. 699-704.
5. François M, (1995), "Traitement des stenoses glotto sous – glottique. finalization", 44 (2), pp. 108 – 113.
6. Rethi A, (1956), "An operation for cicatricial stenosis of the larynx", J Laryngol Otol, 70 (5), pp. 283-293.