PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC CÁC TỔN THƯƠNG/POLYP RĂNG CƯA THEO CẬP NHẬT WHO 2019

Trần Hữu Thái1, Ngô Phúc Thịnh2, Huỳnh Thanh Phượng, Võ Thị Ngọc Diễm3,
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hệ thống phân loại WHO 2019 đã có những thay đổi quan trọng trong danh pháp, phân loại, tiêu chuẩn chẩn đoán các tổn thương/polyp răng cưa ở đại – trực tràng (ĐTT). Mục tiêu: (1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng (tuổi, giới tính, vị trí, kích thước). (2) Phân loại mô bệnh học theo cập nhật WHO 2019 các tổn thương/polyp răng cưa ở ĐTT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 136 trường hợp/130 bệnh nhân được sàng lọc bằng chẩn đoán, từ khóa, hình ảnh từ 1915 trường hợp đã được chẩn đoán tổn thương/polyp răng cưa ở ĐTT tại bộ môn Mô phôi – Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2019 đến 05/2021. Kết quả: Độ tuổi mắc bệnh các tổn thương/polyp răng cưa ở ĐTT được ghi nhận từ 30-92 tuổi, trong đó đỉnh tuổi từ 61 – 70. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gần gấp đôi nữ. Polyp tăng sản (HP), tổn thương răng cưa không cuống (SSL), u tuyến răng cưa truyền thống (TSA) thường ở vị trí đại tràng xa trong khi tổn thương răng cưa không cuống nghịch sản (SSLD) có vị trí gần tương đương nhau. HP và SSL thường có kích thước nhỏ hơn 5mm, SSLD có thể nhỏ hoặc lớn 5mm nhưng đa số nhỏ hơn 10mm, TSA thường lớn hơn 10mm. Trong 110 trường hợp đã được chẩn đoán tổn thương/polyp răng cưa, phân loại theo cập nhật WHO 2019 thu được kết quả: 25 HP, 07 SSL, 08 SSLD, 24 TSA, 01 u tuyến răng cưa không phân loại (USA) và 45 trường hợp không thuộc phân loại tổn thương/polyp răng cưa. Trong 64 trường hợp HP nghi ngờ thuộc tổn thương/polyp răng cưa khác, phân loại theo cập nhật WHO 2019 thu được kết quả: 51 HP, 08 SSL, 03 SSLD, 02 TSA. 29 trường hợp u tuyến ống – nhánh (TVA) nghi ngờ thuộc tổn thương/polyp răng cưa khác, phân loại lại theo cập nhật WHO 2019 thu được kết quả: 27 TVA, 02 TSA. Kết luận: Độ tuổi mắc bệnh ghi nhận được từ 30 – 92 tuổi, đỉnh tuổi mắc bệnh các nhóm tổn thương tương tự nhau từ 61 – 70 tuổi, tỉ lệ nam giới mắc bệnh gần gấp đôi nữ. HP, SSL, TSA thường có vị trí ở đại tràng xa hơn đại tràng gần, trong khi SSLD thì gần tương đương nhau. HP và SSL thường có kích thước nhỏ hơn 5mm, SSLD có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 5mm nhưng đa số nhỏ hơn 10mm, TSA thường lớn hơn 10mm. Có thể chẩn đoán nhầm SSL là polyp tăng sản (HP) trên những mẫu có định hướng kém, TSA có thể bị bỏ sót từ TVA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bettington, M., et al. (2014), "Critical appraisal of the diagnosis of the sessile serrated adenoma", Am J Surg Pathol. 38(2), pp. 158-66.
2. Bettington, M., et al. (2017), "Clinicopathological and molecular features of sessile serrated adenomas with dysplasia or carcinoma", Gut. 66(1), pp. 97-106.
3. Cenaj, O., Gibson, J., and Odze, R. D. (2018), "Clinicopathologic and outcome study of sessile serrated adenomas/polyps with serrated versus intestinal dysplasia", Mod Pathol. 31(4), pp. 633-642.
4. Liu, C., et al. (2017), "Sessile serrated adenomas with dysplasia: morphological patterns and correlations with MLH1 immunohistochemistry", Mod Pathol. 30(12), pp. 1728-1738.
5. Pai, R. K., J., Makinen M., and Rosty, C. (2019), WHO classification of tumors: Digestive system tumours, 5th ed, World Health Organization Classification of Tumours, Lyon: International Agency for Research on Cancer.
6. Pohl, H., et al. (2013), "Incomplete polyp resection during colonoscopy-results of the complete adenoma resection (CARE) study", Gastroenterology. 144(1), pp. 74-80.e1.
7. Rau, T. T., et al. (2016), "Inflammatory response in serrated precursor lesions of the colon classified according to WHO entities, clinical parameters and phenotype-genotype correlation", J Pathol Clin Res. 2(2), pp. 113-24.
8. Yozu, M., et al. (2019), "Loss of expression of MLH1 in non-dysplastic crypts is a harbinger of neoplastic progression in sessile serrated adenomas/polyps", Histopathology. 75(3), pp. 376-384.