KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ PHÒNG TRÁNH THAI CỦA VỊ THÀNH NIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ngày nay vị thành niên có khuynh hướng bước vào cuộc sống tình dục sớm hơn1, mặt khác do sự du nhập tràn lan của các văn hóa phẩm không lành mạnh làm thay đổi quan niệm sống theo xu hướng nghĩ thoáng, sống thoáng hơn2 do đó các em đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản như mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn cỡ mẫu toàn bộ 689 vị thành niên của Trường PTTH Quang Trung Hà Đông Hà Nội. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh có kiến thức tốt về phòng tránh thai (PTT) chiếm tỷ lệ 31,9%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức chưa tốt chiếm tỷ lệ khá cao 68,1%. Tỷ lệ học sinh có thái độ tốt về PTT chiếm tỷ lệ 65,5%. Tỷ lệ học sinh có thái độ chưa tốt chiếm tỷ lệ 34,5%. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng tránh thai Có 6 yếu tố độc lập có tác động ảnh hưởng đến kiến thức về phòng tránh thai của học sinh là: Giới (OR = 3,75), kết quả học tập (OR = 3,18), nghề của mẹ (OR = 1,79), nhận thông tin từ bố mẹ (OR = 3,27), trường học (OR = 2,57), ti vi truyền hình (OR = 2,27), Trong đó yếu tố giới tính có tác động mạnh nhất với OR = 3,75 (2,49 – 5,66). Có 3 yếu tố độc lập có tác động ảnh hưởng đến thái độ về phòng tránh thai của học sinh là: Giới (OR = 1,6), nhận thông tin từ trường học (OR = 1,64), kiến thức (OR= 4,02), Trong đó yếu tố kiến thức về PTT của học sinh có tác động mạnh nhất với OR = 4,02. Kết luận: Tỷ lệ vị thành niên có kiến thức tốt về phòng tránh thai chưa cao liên quan đến yếu tố giới tính và đặc biệt là sự tiếp nhận các thông tin từ phía cha mẹ, phối hợp với nhà trường. Cần tăng cường các biện pháp truyền thông y tế để nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
adolescent, knowledge, and behavior of contraception
Tài liệu tham khảo
2. Phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế - Trường Đại Học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân Đội. Accessed June 30, 2022.
3. Báo cáo chuyên điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Hà Nội: Tổng Cục Dân Số-KHHG\DJ. Published online 2010.
4. Quyết định 5914/QĐ-BYT 2021. Đề án Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên thanh niên. Accessed June 29, 2022.
5. Đỗ Đức Văn (2013), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh trung học phổ thông thành phố Hải Dương năm 2013, luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội
6. Trần Thị Bích Hồi và các cộng sự (2015), "Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015", Tạp chị Y học dự phòng. 25(11), tr. 129.
7. Ivanova O, Rai M, Mlahagwa W, et al. A cross-sectional mixed-methods study of sexual and reproductive health knowledge, experiences and access to services among refugee adolescent girls in the Nakivale refugee settlement, Uganda. Reprod Health. 2019;16(1):35. doi:10.1186/ s12978-019-0698-5
8. Dương Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Thực trạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Tràng Định huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Tự nhiên. 2019;(3):149.