ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BẰNG THANG ĐIỂM BARTHEL TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH BẰNG XOA BÓP BẤM HUYỆT, ĐIỆN CHÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đột quỵ não là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới, đồng thời cũng là nguyên nhân gây tàn phế chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. Mục tiêu: Đột quỵ não là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới, tỷ lệ tàn phế chiếm tỉ lệ cao. Đa số các trường hợp đột quỵ não là Nhồi máu não. Bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề, nhất là làm giảm hoặc mất khả năng vận động, rối loạn ngôn ngữ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bằng thang điểm Barthel trên bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn ổn định bằng phác đồ xoa bóp bấm huyệt, điện châm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng trên 92 bệnh nhân được chẩn đoán liệt nửa người do đột quỵ nhồi máu não giai đoạn ổn định đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được chia làm 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu được điều trị theo phác đồ thuốc Y học cổ truyền, điện châm xoa bóp và nhóm chứng điều trị theo phác đồ thuốc Y học cổ truyền, điện châm. Kết quả: Phương pháp điều trị bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn ổn định bằng xoa bóp bấm huyệt, điện châm đạt kết quả 91,3% (điểm Barthel trung bình sau điều trị là 81,53 ± 11,05) so với nhóm điện châm 32,6% (điểm Barthel trung bình sau điều trị là 52,94 ± 14,86) có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: phương pháp điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt kết hợp điện châm, thuốc Y học cổ truyền có hiệu quả phục hồi vận động trên bệnh nhân di chứng nhồi máu não giai đoạn ổn định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, nhồi máu não.
Tài liệu tham khảo
2. Mahoney Fl, Barthel D, Functional Evaluation: The Barthel Index, Maryland State Medical Journal 1965; 14, 56-61
3. Dương Đình Chỉnh và cộng sự (2019), “Kết quả áp dụng phương pháp lấy huyết khối cơ học ở bệnh nhân nhồi máu não cấp giai đoạn 2016 -2019 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An”, Tạp chí Thần kinh học, (số 27), tr. 35-39.
4. Trần Quốc Minh (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phục hồi vận động trên bệnh nhân di chứng nhồi máu não bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2020-2021”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, (số 36), tr. 52
5. Hoàng Thanh Hiền, Phan Quan Chí Hiếu (2012), “Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TP.HCM, Tập 16, (số 1), tr. 62-67.
6. Jenkins Carolyn (2016), "Stroke patients and their attitudes toward mHealth monitoring to support blood pressure control and medication adherence", Mhealth, 2016, 2(24).
7. Vương Thị Kim Chi và cộng sự (2010), “Đánh giá khả năng phục hồi vận động bệnh nhân nhồi máu não bằng xoa bóp - vận động hỗ trợ điện châm dựa vào kích thước tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính”, Tạp chí Y học thực hành, (số 10), tr. 54-56.
8. Vũ Đình Quỳnh (2016), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh MRI và đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não bằng điện châm kết hợp điện mãng châm tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ năm 2015 – 2016”, Luận án Chuyên khoa cấp II, Chuyên ngành Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Lê Ngọc Thanh và cộng sự (2018), “Đánh giá hiệu quả của cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang kết hợp với điện châm trong phục hồi vận động trên bệnh nhân liệt ½ người sau nhồi máu não”, Tạp chí Y Dược học, Tập 8, (số 6), tr. 157-163.
10. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn Dưỡng sinh xoa bóp (2021), Giáo trình giảng dạy đại học: Xoa bóp bấm huyệt, NXB Y học, TP.HCM.