NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN GEN GÂY BỆNH β – THALASSEMIA Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh β – Thalassemia (β–Thal) do đột biến gen β-globin gây bệnh thiếu máu tán huyết di truyền ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định các kiểu đột biến gen gây bệnh β–Thal ở sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 sinh viên năm nhất đang học tập tại trường ĐHYDCT được chẩn đoán xác định mắc bệnh β–Thal bằng kỹ thuật điện di hemoglobin. Kết quả: Có 02 thể bệnh β–Thal được xác định là HbAE (77,1%) và dị hợp β–Thal (22,9%). Trong các đặc điểm khảo sát, đặc điểm dân tộc và kiểu bất thường MCV/MCH có liên quan mang ý nghĩa thống kê (p<0,05) với tỷ lệ 2 thể bệnh này. Về các kiểu đột biến gây bệnh, có tổng 7 kiểu đột biến được kết luận từ kết quả giải trình tự gen với tỷ lệ giảm dần: Cd 26 A>G (77,1%), Cd 41/42 –TTCT (7,1%); Cd 17 A>T (4,3%), Cd 71/72 +A (4,3%), IVS 1.1 G>T (2,9%), IVS 2.654 C>T (2,9%), Cd 95 +A (1,4%). Ngoại trừ nơi cư trú (p<0,001), các đặc điểm còn lại bao gồm: giới tính, dân tộc, nhóm tuổi, khóa học và kiểu bất thường MCV/MCH đều không có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê với sự xuất hiện các kiểu đột biến này. Kết luận: 07 kiểu đột biến được xác định ở sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đều thuộc kiểu đột biến phổ biến tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
β–Thal, sinh viên, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thị Ngọc Nga (2018), Nghiên cứu sự di truyền các đột biến gây bệnh ở bệnh nhân Beta thalassemia vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật sinh học phân tử, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Hoàng Nam (2019), Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi beta-thalassemia, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Buakhao J and et al. (2017), Prevalence and characterization of thalassemia among migrant workers from Cambodia, Lao PDR and Myanmar in Thailand, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 48 (4), pp 1 – 11.
5. Muncie, H. L., Jr, & Campbell, J. (2009), “Alpha and beta-thalassemia”, American family physician, 80(4), pp. 339 – 344.
6. World Health Organization (2011), Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anemia and assessment of severity.
7. Zhu Y., Shen N., Wang X., Xiao, J., & Lu Y (2020), Alpha and beta-Thalassemia mutations in Hubei area of China, BMC medical genetics, 21(1), pp 2 – 5.