GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI HIẾN TẠNG SAU KHI CHẾT: THẢI GHÉP CẤP

Nguyễn Trọng Hiền1,, Thái Minh Sâm1,2, Trần Ngọc Sinh1,2
1 Bệnh Viện Chợ Rẫy
2 Đại Học Y Dược, Tp Hồ Chí Minh.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thải ghép cấp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lên kết quả ghép thận, nhất là ghép thận từ người hiến tạng (NHT) chết não (Donation after brainstem death, DBD) và NHT chết tuần hoàn (Donation after circulator death, DCD) do không có nhiều thời gian khảo sát những vấn đề về tương quan miễn dịch giữa người hiến và người nhận. Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày kết quả thải ghép cấp (Acute rejection, AR) của BN nhận thận từ DBD, DCD, và các yếu tố ảnh hưởng đến thải ghép cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu, bao gồm những trường hợp (TH) DDKTx, từ tháng 4/2008 đến tháng 12/ 2021, tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả và bàn luận: Nghiên cứu có 43 TH nhận thận từ DBD (nhóm 1), và 8 TH nhận thận từ DCD (nhóm 2). Tuổi trung vị của hai nhóm tuần tự là 36, và 44,5 tuổi. Nam giới chiếm đa số. Trung vị thời gian điều trị thay thế thận của nhóm 1 là 38,7 tháng, và nhóm 2 là 57 tháng, thận nhân tạo là phương pháp đều trị chủ yếu. Chỉ số KDRI của nhóm 1 là 0,83, nhóm 2 là 1,5. Trung vị thời gian theo dõi của nhóm 1 là 6,2 năm, và nhóm 2 là 4,9 năm. Tỷ lệ thải ghép cấp trong năm đầu của nhóm 1 là 6,9%, và nhóm 2 là 25%. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thải ghép bao gồm:mức độ tương hợp HLA, tương hợp HLA DR, nhóm thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập, nhóm thuốc ức chế miễn dịch duy trì trong nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh có tương quan. Thải ghép cấp trong nhóm 1 làm tăng nguy cơ nhiễm Cytomegalovirus (P=0,02), nhóm 2 là tăng tỷ lệ bệnh lao (p=0,035), và tỷ lệ nhiễm CMV (P=0,035). Kết luận: Thải ghép cấp làm tăng tỷ lệ nhiễm CMV trên BN nhận thận từ NHT chết não và NHt chết tuần hoàn. Thêm vào đó thải ghép cấp làm tăng tỷ lệ bệnh lao ở nhóm BN nhận thận từ NHT chết tuần hoàn. Tuy nhiên số lượng BN nhận thận trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít, nên chưa khảo sát được các yếu tố tương quan có ý nghĩa thông kê với biến chứng thải cấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phạm Gia Khánh. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các kết quả nghiên cứu về ghép thận để duy trì và hoàn thiện quy trình ghép, chăm sóc theo dõi bệnh nhân sau ghép thận, đánh giá sức khoẻ và chức năng thận ở người cho và người nhận thận trước và sau ghép. Xây dựng qui trình. 2017.
2. Nguyễn Trường Sơn, Tài NA, Liêm LT, et al. Kết quả sớm ghép thận từ người hiến thận tim ngừng đập: Nhân 2 trường hợp đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2016;20(4):7.
3. Trần Thị Bích Hương. Suy chức năng thận ghép. In: Thức NT, ed. Hướng dẫn thực hành lâm sàng về điều phối, hiến và ghép thận. Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh; 2021:35:chap 7.
4. Singh RP, Farney AC, Rogers J, et al. Kidney transplantation from donation after cardiac death donors: lack of impact of delayed graft function on post-transplant outcomes. Clinical Transplantation. 2011;25(2):255-264. doi:10.1111/j.1399-0012.2010.01241.x
5. Nagaraja P, Roberts GW, Stephens M, et al. Influence of Delayed Graft Function and Acute Rejection on Outcomes After Kidney Transplantation From Donors After Cardiac Death. Transplantation. Dec 27 2012;94(12):1218-1223. doi:10.1097/TP.0b013e3182708e30
6. Kute V, Ramesh V, Shroff S, Guleria S, Prakash J. Deceased-donor organ transplantation in India: current status, challenges, and solutions. Exp Clin Transplant. 2020;18(Suppl 2):31-42.
7. Chen G, Wang C, Ko DSC, et al. Comparison of outcomes of kidney transplantation from donation after brain death, donation after circulatory death, and donation after brain death followed by circulatory death donors. Clinical transplantation. 2017;31(11):e13110.
8. Roman J, Jalůvka F, Ostruszka P, et al. Post-Kidney Transplantation Results After Circulatory or Brain Death Without Pre-Mortem Heparin Administration. Medical Science Monitor: International Medical Journal of Experimental and Clinical Research. 2022;28:e936877-1.