TỶ LỆ MICROALBUMIN NIỆU DƯƠNG TÍNH VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MICROALBUMIN NIỆU DƯƠNG TÍNH, CHỈ SỐ MICROALBUMIN/ CREATININ Ở MẪU NƯỚC TIỂU NGẪU NHIÊN VỚI MỨC LỌC CẦU THẬN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Lê Công Trứ1, Trần Thị Thu Thảo1,, Trần Thị Nga2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng nghiêm trọng rất thường gặp, tiên lượng thường nặng. Microalbumin niệu và Microalbumin/Creatinin niệu (ACR) trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên cho kết quả nhanh và thuận tiện, nhằm cung cấp thêm cho bác sĩ lâm sàng cơ sở để đánh giá tình trạng chức năng thận của bệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ Microalbumin niệu dương tính và tìm hiểu mối liên quan giữa Microalbumin niệu dương tính, chỉ số Microalbumin/Creatinin ở mẫu nước tiểu ngẫu nhiên với mức lọc cầu thận của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Cà Mau năm 2019 – 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 245 mẫu, thu thập tại Khoa Nội Tiết Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Cà Mau từ 3/2019 đến 8/2020. Tiến hành xét nghiệm các chỉ số: albumin, creatinin, glucose, HbA1c trên mẫu máu và microalbumin, creatinine trên mẫu nước tiểu ngẫu nhiên của đối tượng nghiên cứu, được thực hiện trên máy xét nghiệm sinh hóa AU680 hãng Beckman Coulter. Kết quả: Tỷ lệ Microalbumin niệu (+) ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 55,5%. Tỷ lệ chỉ số ACR (+) ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 21,2%. Có mối liên quan giữa Microalbumin niệu (+), ACR (+) với mức lọc cầu thận của bệnh nhân ĐTĐ type 2 (p < 0,001). Tỷ lệ Microalbumin niệu (+) và tỷ lệ ACR (+) tăng dần theo độ giảm của mức lọc cầu thận. Kết luận: Chỉ số ACR ở mẫu nước tiểu ngẫu nhiên để đánh giá gián tiếp sự bài tiết của Microalbumin niệu, khi có microalbumin niệu làm tăng mối nguy cơ cho cả bệnh thận và tim mạch sẵn có ở bệnh nhân đái tháo đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Hồng Cẩm (2015) "Giá trị của tỷ số Albumin/Creatinin nước tiểu trong theo dõi biến chứng cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 94(2), tr.41-48.
2. Hoàng Thu Hà (2017) "Nghiên cứu tỷ lệ Microalbumin niệu dương tính trên bệnh nhân đái tháo đường". Tạp chí y học TpHCM, tập 21, số 3, tr42-49.
3. Hồ Hữu Hóa (2009) Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm Microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Y Học. Đại Học Y Dược Thái Nguyên.
4. Trần Thị Thu Hương (2017) "Nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi, giới, HbA1C, mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường". Tạp Chí Y Học TP. Hồ Chí Minh 21(3), tr.56-61.
5. Lê Xuân Trường, Nguyễn Duy Tài, Trần Quí Phương Linh, Nguyễn Thị Nhung (2018) "Khảo sát tỷ lệ microalbumin-niệu dương tính trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Quận 2". Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 22 , Số 2, 2018.
6. Lê Đình Tuân (2017) "Khảo sát đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương". Tạp Chí Y-Dược Học Quân Sự, 6, tr.55-62.
7. Ngô Đức Tuấn, cộng sự (2014) "Nghiên cứu Albumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai 2014". Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
8. Dharamveer Y. (2017) "Prevalence of microalbuminuria in type - 2 diabetes mellitus: a hospital based study". International Journal of research granthalayah, 5(12), , pp. 2394-3629.