KẾT QUẢ DẪN LƯU NÃO THẤT RA NGOÀI TRÊN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN DO PHÌNH MẠCH NÃO VỠ

Nguyễn Duy Phương1,, Trần Anh Thông2, Lê Anh Khoa2
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của bệnh nhân xuất huyết dưới nhện (XHDN) do phình mạch não vỡ có tình trạng dãn não thất cấp (trong vòng 72 giờ sau khi vỡ phình mạch), được phẫu thuật dẫn lưu não thất ra ngoài. Đánh giá hiệu quả của phương pháp này giúp cải thiện tri giác ngay sau phẫu thuật, kết cục của bệnh nhân khi xuất viện. Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố: dịch tễ, lâm sàng, hình ảnh học và các biến cố không mong muốn trên kết cục của bệnh nhân. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca bao gồm 12 trường hợp dãn não thất cấp sau XHDN do phình mạch não vỡ được phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất ra ngoài (External ventricular drainage – EVD) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 12/2020 đến tháng 09/2022. Kết quả: Tần suất dãn não thất cấp trên bệnh nhân XHDN do phình mạch vỡ là 9,92%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 59,75. Dãn não thất cấp gây suy giảm chức năng thần kinh rõ rệt so với tri giác đánh giá bằng thang điểm Glasgow (GCS) khi nhập viện. Phẫu thuật đặt EVD cải thiện có ý nghĩa thống kê chức năng thần kinh so với lúc phát hiện tình trạng dãn não thất. Tỷ lệ viêm màng não trong nghiên cứu là 33,3%. Có 1 trường hợp xuất huyết não do EVD, chiếm tỷ lệ 8,3%. Thời gian lưu EVD là: 8,5 ngày, có 5 trường hợp phải đặt VP Shunt sau khi rút EVD, chiếm tỷ lệ 41,7%. Kết luận: Phẫu thuật đặt EVD là một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, giúp cải thiện tình trạng thần kinh trên bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do phình mạch vỡ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sabnis, Saniya S., et al. (2020), "Risk Factors Associated with External Ventricular Drain Associated Infections", American Journal of Infection Control. 48(8, Supplement), p. S34.
2. Suarez-Rivera, Oscar (1998), "Acute Hydrocephalus After Subarachnoid Hemorrhage", Surgical Neurology. 49(5), pp. 563-565.
3. Bae, I. S., et al. (2021), "Modified Glasgow coma scale for predicting outcome after subarachnoid hemorrhage surgery", Medicine (Baltimore). 100(19), p. e25815.
4. Chen, S., et al. (2017), "Hydrocephalus after Subarachnoid Hemorrhage: Pathophysiology, Diagnosis, and Treatment", Biomed Res Int. 2017, p. 8584753.
5. Chung, D. Y., Mayer, S. A., and Rordorf, G. A. (2018), "External Ventricular Drains After Subarachnoid Hemorrhage: Is Less More?", Neurocrit Care. 28(2), pp. 157-161.
6. Javadpour, M. and Silver, N. (2009), "Subarachnoid haemorrhage (spontaneous aneurysmal)", BMJ Clin Evid. 2009.
7. Kwon, J. H., et al. (2008), "Predisposing factors related to shunt-dependent chronic hydrocephalus after aneurysmal subarachnoid hemorrhage", J Korean Neurosurg Soc. 43(4), pp. 177-81.
8. Rao, S. S., et al. (2019), "Intermittent CSF drainage and rapid EVD weaning approach after subarachnoid hemorrhage: association with fewer VP shunts and shorter length of stay", J Neurosurg. 132(5), pp. 1583-1588.