KẾT QUẢ CAN THIỆP TƯ VẤN DI TRUYỀN SINH VIÊN MANG GEN BỆNH THALASSEMIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Tôn Trần Minh Hoàng1, Nguyễn Quốc Huy1, Lâm Trần Huy1, Nguyễn Thanh Tú1, Kỹ Kim Quang1, Trương Hoàng Nhật Minh1, Ngô Phương Thảo1, Nguyễn Thị Bích1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế thế giới đã xác định Thalassemia là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp bằng tư vấn di truyền trên đối tượng sinh viên năm nhất mang gen bệnh thalassemia tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy (khóa 47) và hệ liên thông (khóa 35) học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được chẩn đoán mang gen bệnh thalassemia Kết quả: Kiến thức đúng về của các sinh viên mang gen trước tư vấn di truyền ở cả 3 lĩnh vực có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sau tư vấn 100% các nội dung đã được tăng lên có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy 95%. Trong đó kiến thức đúng về bệnh thalassemia tăng nhiều với kiến thức chung tăng từ 53,59% lên 82,32%. Tăng ít nhất là kiến thức đúng về chăm sóc bệnh nhân Thalassemia với kiên thức chung tăng từ 34,25% lên 50,27%. Kết luận: Tư vấn nâng cao kiến thức là một trong những biện pháp hiệu quả phòng bệnh Thalassemia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Mai Anh, khảo sát kiến thức thái độ thực hành của các bà mẹ có con bị bệnh beta thalassemia tại Bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trườnh Đại học Y Duợc Thành phố Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Thị Ánh, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Huy Hoàng, Trương Thị Thùy 5 Dương, Nhận thức của sinh viên trường Đại học Y dược Thái Nguyên về phòng bệnh Thalassemia, Y học Việt Nam tập 466, tháng 5, số đặc biệt-2018
3. Nguyễn Anh Trí, Thalassemia, Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam, 2012, NXB Y học, tr.6 -19.
4. Abolghasemi, H., Amid, A., Zeinali, S., Radfar, M. H., Eshghi, P., Rahiminejad, M. S & Hoorfar, H. (2007), Thalassemia in Iran: epidemiology, prevention, and management, Journal of Pediatric Hematology/Oncology, 29(4), 233-238.
5. Angastiniotis M, Eleftheriou A, Galannello Retal, Old J. Nicosia, 2013. Prevention of Thalassemia and Other Heamoglobin Disorders Thalasseamia Internatinal Foderation, 2nd edition, Volume 1.
6. John L. Beard (2000). Iron requirement in adolescent females. The Journal of Nutrition, 130(2), 440-442.
7. Kosaryan, M., Vahidshahi, K., Siami, R., Nazari, M., Karami, H., & Ehteshami, S. (2009). Knowledge, attitude, and practice of reproductive behavior in Iranian minor thalassemia couples. Saudi Med J, 30(6), 835-9.
8. Li Ping W., Elizabeth G. and Jin-Ai Mary A. T., “Public perception and attitude toward Thalassemia: Influencing factors in a multiracical population”, PMC Public health, 2011, 11:193
9. Worldwide prevalence of anaemia 1993-2005, WHO Global Database on Anemia, ISBN 978 92 4 159665 7.