ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY RA BIẾN CHỨNG SAU NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG SỬ DỤNG KỸ THUẬT CẮT TRƯỚC CƠ VÒNG ODDI Ở BỆNH NHÂN THÔNG NHÚ ĐƯỜNG MẬT KHÓ

Nguyễn Xuân Quýnh1,, Nguyễn Cảnh Bình1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ liên quan đến biến chứng sau NSMTND sử dụng kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi ở bệnh nhân thông nhú đường mật khó. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm 110 bệnh nhân thực hiện kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi trong NSMTND khi thông nhú đường mật khó. Thực hiện tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 05 năm 2023. Kết quả: Trong 110 bệnh nhân thông nhú đường mật khó cắt trước cơ vòng Oddi trong NSMTND tỉ lệ thành công 89,1%, biến chứng 19,09%.  Đánh giá yếu tố nguy cơ gây biến chứng: yếu tố cắt trước qua đục lỗ ít nguy cơ gây viêm tụy cấp hơn với OR=0,205; Yếu tố bệnh lý sỏi đường mật ít gây biến chứng khác (chảy máu, viêm đường mật, thủng) hơn với OR= 0,218; Yếu tố cắt trước xuyên vách gây ra viêm tụy cấp với OR= 6,714; Yếu tố đưa dây dẫn hoặc thuốc cản quang vào ống tụy gây viêm tụy cấp cao OR= 8,121. Kết luận: Yếu tố cắt trước qua đục lỗ ít nguy cơ gây viêm tụy cấp, yếu tố bệnh lý sỏi đường mật ít gây ra biến chứng khác. Yếu tố cắt trước xuyên vách và yếu tố đưa dây dẫn hoặc thuốc cản quang vào ống tụy nguy cơ gây ra biến chứng viêm tụy cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Berry R., Han J. Y.,Tabibian J. H. (2019), "Difficult biliary cannulation: Historical perspective, practical updates, and guide for the endoscopist", World J Gastrointest Endosc. 11(1), pp. 5-21.
2. de Weerth A., Seitz U., Zhong Y., et al. (2006), "Primary precutting versus conventional over-the-wire sphincterotomy for bile duct access: a prospective randomized study", Endoscopy. 38(12), pp. 1235-40.
3. Freeman M. L., DiSario J. A., Nelson D. B., et al. (2001), "Risk factors for post-ERCP pancreatitis: a prospective, multicenter study", Gastrointest Endosc. 54(4), pp. 425-34.
4. Katsinelos P., Gkagkalis S., Chatzimavroudis G., et al. (2012), "Comparison of three types of precut technique to achieve common bile duct cannulation: a retrospective analysis of 274 cases", Dig Dis Sci. 57(12), pp. 3286-92.
5. Liao W. C., Angsuwatcharakon P., Isayama H., et al. (2017), "International consensus recommendations for difficult biliary access", Gastrointest Endosc. 85(2), pp. 295-304.
6. Manes G., Di Giorgio P., Repici A., et al. (2009), "An analysis of the factors associated with the development of complications in patients undergoing precut sphincterotomy: a prospective, controlled, randomized, multicenter study", Am J Gastroenterol. 104(10), pp. 2412-7.
7. Miura F., Okamoto K., Takada T., et al. (2018), "Tokyo Guidelines 2018: initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis", J Hepatobiliary Pancreat Sci. 25(1), pp. 31-40.
8. Thaker A. M., Mosko J. D.,Berzin T. M. (2015), "Post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis", Gastroenterol Rep (Oxf). 3(1), pp. 32-40.