NGHIÊN CỨU MẪU SINH PHẨM HUYẾT HỌC TRONG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC NỒNG ĐỘ CAO

Võ Ngọc Nguyên1,2,3,, Trần Hữu Tâm3, Nguyễn Thị Hồng Phương3, Vũ Đình Dũng3, Trần Thúy Hương1,2
1 Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM
2 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mẫu sinh phẩm huyết học dùng để triển khai chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm huyết học là rất tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát các công thức tối ưu cho mẫu có nồng độ cao. Kết quả thí nghiệm theo ma trận Plackett-Burman sàng lọc được 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ các tế bào máu là huyết thanh (% v/v), neomycin sulfate (g/l) và glycerol (% v/v) với độ tin cậy (p < 0,1). Môi trường bảo quản được tối ưu hoá theo RSM – CCD là giá trị tối ưu của huyết thanh, neomycin sulfate và glycerol lần lượt là 46,46 %; 0,82 g/l; 1,22%. Mô hình đã dự đoán số lượng tế bào hồng cầu người tối đa đạt được 5,1 x 1012/L, hồng cầu ngỗng (bạch cầu giả định) đạt 16,2 x 109/L và hồng cầu dê (tiểu cầu giả định) đạt 449 x 109/L. Số lượng các tế bào máu thu được từ kết quả thực nghiệm là hồng cầu người 5,06 x 1012/L, bạch cầu giả định 16,0 x 109/L, tiểu cầu giả định 450,33 x 109/L bằng khoảng 99,23 % so với lý thuyết; đạt độ đồng nhất và độ ổn định ở điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 3 tháng ở nhiệt độ 2-8oC và điều kiện vận chuyển. Điều kiện tối ưu này là cơ sở sản xuất mẫu sinh phẩm huyết học chứa các thành phần hồng cầu người, bạch cầu giả định, tiểu cầu giả định phục vụ chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm huyết học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, 01/2013/TT-BYT - Thông tư Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2013.
2. Trần Hữu Tâm, et al., Ngoại Kiểm tra chất lượng xét nghiệm. 2012: Nhà xuất bản y học, Tp.HCM.
3. Trần Hữu Tâm and L.T.T. Như, Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm. 2012: Nhà xuất bản y học, Tp.HCM.
4. Kim et al., Hematology reference control and method of preparation, United States Patent,1999, US5858790.
5. Y. Kawai et al., Japanese Society for Laboratory Hematology flow cytometric reference method of determining the differential leukocyte count: external quality assurance using fresh blood samples, International Journal of Laboratory Hematology, 2017, 39, 202–222.
6. Plackett R. L., Burman J. P., 1946. The design of optimum multifactorial experiments. Biometrika, 33: 305-325.
7. Myers, H.R., Khuri, A.I. and Carter, W.H, 1989. Response Surface Methodology: 1966-1988. Technometrics. 31: 137-157.
8. A. M. Diks et al., Impact of blood storage and sample handling on quality of high dimensional flow cytometric data in multicenter clinical research, Journal of Immunological Methods, 2019, 475:112616.