ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Trần Thị Hoà1,, Đỗ Thị Thư2, Nguyễn Thị Hoa3, Nguyễn Thị Hoa3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc Gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp là tình trạng thường gặp ở người già. Hai tình trạng sức khoẻ này có liên quan mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đặc biệt tình trạng chất lượng giấc ngủ kém trên người cao tuổi tăng huyết áp nếu không được quan tâm phát hiện sớm và điều trị có thể dẫn đến việc kiểm soát huyết áp không hiệu quả, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác và làm giảm chất lượng sống tổng thể. Mục tiêu: Mô tả chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng: 95 bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện lão khoa trung ương trong khoảng thời gian từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2023 được khảo sát về chất lượng giấc ngủ. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi nghiên cứu chất lượng giấc ngủ PSQI. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân được khảo sát có rối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ 80%. Trong đó 68,4% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ mãn tính từ 1 năm trở lên. Trung bình bệnh nhân sẽ đi ngủ từ 21±1,3h. Sau khoảng 58,7 phút bệnh nhân mới có thể bắt đầu vào giấc ngủ. Bệnh nhân thường hay thức dậy vào 4,2h sáng. Phần lớn bệnh nhân tự nhận xét tình trạng giấc ngủ của bản thân tương đối kém và rất kém (73,7%). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ là cao. Bệnh nhân thường mất ngủ trong một thời gian dài và thường có khó bắt đầu vào giấc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sidney B. Psychiatry of Old Age: Foundation of Clinical Psychiatry. Fourth Edition. Melbourn University Press, Australia; 2017.
2. WHO, Ministry of Health. WHO-AIMS Report on Mental Health System in Vietnam. In: ; 2006.
3. Paudel P, Chalise S, Neupane DR, Adhikari N, Paudel S, Dangi NB. Prevalence of Hypertension in a Community. JNMA J Nepal Med Assoc. 2020;58(232):1011-1017. doi:10.31729/jnma.5316
4. Chen S, Song X, Shi H, et al. Association Between Sleep Quality and Hypertension in Chinese Adults: A Cross-Sectional Analysis in the Tianning Cohort. Nat Sci Sleep. 2022;14:2097-2105. doi:10.2147/NSS.S388535
5. Gangwisch JE. A Review of Evidence for the Link Between Sleep Duration and Hypertension. Am J Hypertens. 2014;27(10). Accessed March 8, 2023. https://cyberleninka.org/article/n/378762
6. Mannion H, Molloy DW, O’Caoimh R. Sleep Disturbance in Older Patients in the Emergency Department: Prevalence, Predictors and Associated Outcomes. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(19):3577. doi:10.3390/ijerph16193577
7. Tuấn NV, Thắng N, Tùng VS, et al. Đặc điểm lâm sàng chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2021; 145(9):45-54. doi:10.52852/tcncyh.v145i9.257
8. Li L, Li L, Chai JX, et al. Prevalence of Poor Sleep Quality in Patients With Hypertension in China: A Meta-analysis of Comparative Studies and Epidemiological Surveys. Front Psychiatry. 2020; 11:591. doi:10.3389/fpsyt.2020.00591
9. Cho MC. Clinical Significance and Therapeutic Implication of Nocturnal Hypertension: Relationship between Nighttime Blood Pressure and Quality of Sleep. Korean Circ J. 2019; 49(9):818-828. doi:10.4070/kcj.2019.0245
10. Son J, Jung S, Song H, Kim J, Bang S, Bahn S. A Survey of Koreans on Sleep Habits and Sleeping Symptoms Relating to Pillow Comfort and Support. Int J Environ Res Public Health. 2020;17:302. doi:10.3390/ijerph17010302