KẾT QUẢ BAN ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LỖ HOÀNG ĐIỂM DO CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU

Minh Thi Nguyễn 1,, Như Hơn Đỗ 1, Trương Khánh Vân Thẩm 2, Thái Đạt Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu là một bệnh lý nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thị giác. Cho đến nay, phẫu thuật cắt dịch kính, bóc màng ngăn trong, độn khí nở nội nhãn vẫn được áp dụng cho những trường hợp lỗ hoàng điểm chấn thương không tự đóng và mang đến kết quả khả quan. Tuy nhiên những báo cáo về kết quả điều trị lỗ hoàng điểm chấn thương còn lẻ tẻ và chủ yếu được thực hiện trên các nhóm bệnh nhân nhỏ. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả một số kết quả ban đầu của phẫu thuật điều trị lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 33 mắt có lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Kết quả cho thấy 81,8% nhóm nghiên cứu thành công đóng lỗ hoàng điểm sau một đến hai lần phẫu thuật. 57,6% các trường hợp đóng lỗ hoàng điểm type 1 và 24,2% đóng lỗ hoàng điểm type 2. Có 27,3% tổng số bệnh nhân cần đến phẫu thuật lần hai sau phẫu thuật lần đầu tiên lỗ hoàng điểm không đóng. Trong nhóm này, tỉ lệ đóng lỗ hoàng điểm chỉ đạt 44,44% với tỉ lệ đóng lỗ hoàng điểm type 1 sau mổ rất thấp chỉ đạt 11,11%. Sau phẫu thuật 3 tháng, 45,5% số bệnh nhân có cải thiện thị lực từ 2 dòng Snellen trở lên. Chiều dày trung tâm hoàng điểm và vùng ellipsoid sau phẫu thuật giảm nhẹ so với trước phẫu thuật, không có ý nghĩa thống kê. Với những trường hợp đóng lỗ hoàng điểm type 2 sau phẫu thuật, kích thước đáy lỗ hoàng điểm có thu hẹp so với trước phẫu thuật (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kelly NE, Wendel RT. Vitreous surgery for idiopathic macular holes: results of a pilot study. Archives of ophthalmology. 1991;109(5):654-659.
2. Amari F, Ogino N, Matsumura M, Negi A, Yoshimura N. Vitreous surgery for traumatic macular holes. Retina (Philadelphia, Pa). 1999;19(5):410-413.
3. Kang S, Ahn K, Ham D. Types of macular hole closure and their clinical implications. British Journal of Ophthalmology. 2003;87(8):1015-1019.
4. Miller JB, Yonekawa Y, Eliott D, et al. Long-term follow-up and outcomes in traumatic macular holes. American Journal of Ophthalmology. 2015;160(6):1255-1258. e1.
5. Yuan L, Han J, Xiaorong L. Clinical analysis of 47 cases with traumatic macular hole resulted from ocular contusion. Chinese Journal of Ocular Fundus Diseases. 2015;31(1):45-48.
6. Ghoraba HH, Ellakwa AF, Ghali AA. Long term result of silicone oil versus gas tamponade in the treatment of traumatic macular holes. Clinical ophthalmology (Auckland, NZ). 2012;6:49.
7. Miller JB, Yonekawa Y, Eliott D, Vavvas DG. A review of traumatic macular hole: diagnosis and treatment. International Ophthalmology Clinics. 2013;53(4):59-67.
8. Chen H-J, Jin Y, Shen L-J, et al. Traumatic macular hole study: a multicenter comparative study between immediate vitrectomy and six-month observation for spontaneous closure. Annals of translational medicine. 2019;7(23)