THỰC TRẠNG STRESS Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2023

Nguyễn Xuân Đức1,, Tạ Văn Trầm1
1 Trung tâm Y tế Thành phố Dĩ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhu cầu cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng một cách nhất quán đang gây căng thẳng chưa từng có đối với phúc lợi của nhân viên y tế và năng suất của họ đang ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số sức khỏe của tổ chức. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 240 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2023. Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên đơn. Kết quả: Tỷ lệ stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2023: 28,33% nhân viên y tế bị stress; 71,67% không có stress, 12,5% stress ở mức nhẹ, 6,67% stress ở mức vừa, 6,25% stress ở mức nặng, 2,22% stress ở mức rất nặng. Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về tình hình và có thể đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để giảm căng thẳng cho nguồn nhân lực giỏi tại các cơ sở y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Perkbox (2018), The 2018 UK workplace stress survey https://pages.perkbox.com/rs/244-RYY-693/images/2018-Workplace-Stress-Survey.pdf, accessed on 11 June 2023.
2. Phạm Thị Kim Yến, Cao Mỹ Phượng, Huỳnh Thị Hồng Thu và cs (2022), "Stress và các yếu tố liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang năm 2021", Tạp chí Hội nội tiết - đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa miền trung Việt Nam, 57.
3. Trịnh Xuân Quang (2018), Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
4. Alyahya S., AboGazalah F. (2021), "Work-Related Stressors among the Healthcare Professionals in the Fever Clinic Centers for Individuals with Symptoms of COVID-19", Healthcare (Basel), 9(5).
5. Batra K., Singh T.P., Sharma M., et al (2020), "Investigating the Psychological Impact of COVID-19 among Healthcare Workers: A Meta-Analysis", Int J Environ Res Public Health, 17(23).
6. Joaquim A., Custodio S., Savva-Bordalo J., et al (2018), "Burnout and occupational stress in the medical residents of Oncology, Haematology and Radiotherapy: a prevalence and predictors study in Portugal", Psychol Health Med, 23(3), pp. 317-324.
7. Kakemam E., Raeissi P., Raoofi S., et al (2019), "Occupational stress and associated risk factors among nurses: a cross-sectional study", Contemp Nurse, 55(2-3), pp. 237-249.
8. Nguyen P.T.L., Nguyen T.B.L., Pham A.G., et al (2021), "Psychological Stress Risk Factors, Concerns and Mental Health Support Among Health Care Workers in Vietnam During the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak", Front Public Health, 9, 628341.
9. Salam Abdul (2016), “Job stress and job satisfaction among health care professionals”, Qatar Foundation Annual Research Conference Proceedings, HBKU Press Qatar.
10. Yesuf S.M., Derseh B.T., Girma D., et al (2022), "Work-related stress and associated factors among health professionals in zone 1, Afar region, Ethiopia", Heliyon, 8(12), e12167.