KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TRONG CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Lương Thị Thu Hạnh1,, Hồ Nguyễn Thanh Chơn1, Vương Ánh DươngV2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
2 Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các bệnh răng miệng là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng do tỉ lệ mắc bệnh cao và có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Ở người cao tuổi, các bệnh răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạn chế các chức năng sống và tốn nhiều chi phí trong điều trị nhưng lại thường bị bỏ quên. Một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh răng miệng bên cạnh lão hóa là kiến thức, thực hành trong chăm sóc răng miệng. Mục tiêu: 1) Khảo sát kiến thức và thực hành trong chăm sóc răng miệng của người bệnh cao tuổi; 2) Khảo sát các bệnh lý răng miệng phổ biến ở người bệnh cao tuổi và 3) Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thực hành trong chăm sóc răng miệng với bệnh lý răng miệng phổ biến ở người bệnh cao tuổi Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022 tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM trên 296 người bệnh. Dữ liệu về kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng được thu thập bằng cách phỏng vấn người bệnh, các thông tin cá nhân và bệnh răng miệng được thu thập trên bệnh án. Kết quả: Người bệnh cao tuổi có kiến thức và kỹ năng tôt còn khá thấp, lần lượt là 16,6% và 19,3%. Tỉ lệ mắc các bệnh răng miệng rất cao bao gồm: sâu răng và mất răng (đều chiếm 82,4%); kế đến là nha chu với 75%. Nữ giới có tỉ lệ kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng thấp hơn nam giới (OR=0,24; 95%CI: 0,11-0,54; p=0,001); Những người cao tuổi sống với vợ/chồng được ghi nhận có kiến thức tốt chăm sóc răng miệng hơn so với những người độc thân và góa/bụa (OR=2,36; 95%CI: 1,26-4,41, p=0,001). Người bệnh sống tại thành thị có tỉ lệ kiến thức tốt hơn 9,07 lần (KTC 95% 2,74-29,97) so với những người bệnh sống tại nông thôn. Người bệnh cao tuổi có các bệnh lý về răng như sâu răng, mất răng, nha chu có tỉ lệ kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng lần lượt bằng 0,08, 0,09 và 0,09 lần so với những người không có bệnh lý (p<0,001). Người bệnh cao tuổi có các bệnh lý về răng như sâu răng, mất răng, nha chu có tỉ lệ thực hành tốt về chăm sóc răng miệng lần lượt bằng 0,16 lần, 0,15 lần và 0,12 lần so với những người không có bệnh lý (p< 0,001). Kết luận: Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng ở người bệnh cao tuổi còn thấp, có mối liên quan với tỉ lệ mắc bệnh răng miệng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Bài (2013) Phân loại hàm mất răng từng phần. Phục hình răng tháo lắp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 16-19.
2. Võ Thị Thuý Hồng (2022) "Thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương". Tạp Chí Y học Việt Nam, 509.
3. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính, Lê Thị Thu Hải (2022) "Hiệu quả can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng ở người cao tuổi tại huyện Gia Lộc – Hải Dương năm 2020". Tạp Chí Y học Việt Nam, 513, (1).
4. Nguyễn Hà My (2020), Thực trạng sức khỏe mô lợi và mối liên quan với kiến thức thái độ hành vi vệ sinh răng miệng ở học sinh trường THCS Tuy Lộc, TP Yên Bái, tỉnh Yến Bái năm 2020. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Bá Thụ, Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn (2017) "Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, hành vi đối với các bệnh răng miệng ở đối tượng người cao tuổi tại tỉnh Đắk Lắk". Tạp chí Y học Việt Nam., 459, (1), Tr.1-5.
6. Nguyễn Bùi Bảo Tiên, Nguyễn Thùy Trang (2023) "Tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị ở người cao tuổi tại trung tâm y tế Quận Thanh Khê và Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng". Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 58, 210-216.
7. WHO (2015), Già hoá và sức khỏe ở Việt Nam và khu vực Tây Thái Bình Dương hệ quả chính sách và ưu tiên hành động. Hội thảo chính sách Y tế cho người cao tuổi. Vĩnh Phúc.
8. Al-Bashtawy, M. (2012) "Oral health patterns among schoolchildren in Mafraq Governorate, Jordan". J Sch Nurs, 28, (2), 124-9.
9. Cautley, A. J., Rodda, J. C., Treasure, E. T., Spears, G. F. (1992) "The oral health and attitudes to dental treatment of a dentate elderly population in Mosgiel, Dunedin". N Z Dent J, 88, (394), 138-43.
10. Griffin, S. O., Jones, J. A., Brunson, D., Griffin, P. M., Bailey, W. D. (2012) "Burden of oral disease among older adults and implications for public health priorities". Am J Public Health, 102, (3), 411-8.