NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG HẸP TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trần Minh Hoàng1,, Nguyễn Thị Phương Loan1, Nguyễn Thị Thùy Tiên2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Bệnh lý hẹp tắc động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường thường nặng, lan tỏa và liên quan đến các động mạch dưới gối, bệnh thường diễn tiến nặng, chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn. Hiện nay, có nhiều phương pháp không xâm lấn để chẩn đoán, trong đó chụp cắt lớp vi tính mạch máu là phương pháp dễ thực hiện, nhanh chóng, cho độ chính xác cao ngày được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của hẹp tắc động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu trên 48 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chi dưới kèm đái tháo đường điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ 1/2017 đến 06/2022. Phân tích đặc điểm hình trên chụp cắt lớp vi tính mạch máu về trí, vị trí tổn thương, mức độ hẹp, đặc điểm vôi hóa, phân loại tổn thương theo TASC II. Kết quả: Trong 1008 đoạn mạch được nghiên cứu, vị trí động mạch có tổn thương chiếm tỷ lệ cao nhất là động mạch chày trước với 72 đoạn mạch (19,8%), sau đó là động mạch chày sau với 68 đoạn mạch (18,7%), động mạch đùi nông 61 (16,7%). Trên cả ba tầng, hình thái tổn thương hay gặp là tổn thương TASC B (39,2%), sau đó là tổn thương TASC A (29,8%). Số đoạn mạch có vôi hóa trên toàn bộ chi dưới chiếm tỷ lệ cao (86,3%), chủ yếu là vôi hóa lan tỏa ba tầng (85,4%). Kết luận: Tổn thương hẹp tắc động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường thường gặp ở các động mạch dưới gối, lan tỏa nhiều tầng, đóng vôi chiếm tỉ lệ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Kim Cao (2018). "Đánh giá kết quả sớm can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc động mạch chi dưới mạn tính trên bệnh nhân đái tháo đường". Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2020). "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính trong hẹp tắc động mạch chi dưới". Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
3. Phạm Hồng Đức, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2016). "Đặc điểm xơ vữa động mạch chi dưới ở bệnh nhân Đái tháo đường trên cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu". Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (1), pp. tr. 44 - 48.
4. Association American Diabetes, (2003). "Peripheral arterial disease in people with diabetes". Diabetes care, 26 (12), pp. 3333-3341.
5. Committee* TASC Steering, Jaff Michael R, White Christopher J, et al, (2015). "An update on methods for revascularization and expansion of the TASC lesion classification to include below-the-knee arteries: a supplement to the Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II)". Vascular Medicine, 20 (5), pp. 465-478.
6. Criqui Michael H, Aboyans Victor, (2015). "Epidemiology of peripheral artery disease". Circulation research, 116 (9), pp. 1509-1526.
7. Itoga Nathan K, Kim Tanner, Sailer Anna M, et al, (2017). "Lower extremity computed tomography angiography can help predict technical success of endovascular revascularization in the superficial femoral and popliteal artery". Journal of vascular surgery, 66 (3), pp. 835-843. e1.
8. Jude Edward B, Oyibo Samson O, Chalmers Nicholas, et al, (2001). "Peripheral arterial disease in diabetic and nondiabetic patients: a comparison of severity and outcome". Diabetes care, 24 (8), pp. 1433-1437.
9. Lowry Danielle, Saeed Mujahid, Narendran Parth, et al, (2018). "A review of distribution of atherosclerosis in the lower limb arteries of patients with diabetes mellitus and peripheral vascular disease". Vascular and Endovascular Surgery, 52 (7), pp. 535-542.