ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY DO UNG THƯ BIỂU MÔ TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Trọng Đức1,, Kim Văn Vụ2,3, Nguyễn Văn Trọng2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
2 Bệnh viện K
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật triệt căn cắt toàn bộ dạ dày của bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày tại Khoa Ngoại Tổng hợp Quán Sứ - Bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 66 bệnh nhân ung thư dạ dày được điều trị phẫu thuật mổ mở cắt toàn bộ dạ dày tại khoa Ngoại Tổng hợp Quán Sứ - Bệnh viện K từ 01/2018 - 01/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình: 60,98 ± 9,87 (39 – 70 tuổi); tỷ lệ nam/nữ = 2,88/1; 91% BN vào vì đau thượng vị; triệu chứng lâm sàng hay gặp: đau thượng vị (95,5%), chán ăn (57,6%), sút cân (27,3%), nôn buồn nôn (25,8%); 48,5% BN có tiền sử viêm loét dạ dày; thời gian diễn biến chủ yếu dưới 3 tháng (51,5%). Vị trí u thường gặp là thân vị (50%); thể mô bệnh học: UTBM tuyến 72,7%, UTBM kém kết dính (12,1%), UTBM tế bào nhẫn (10,6%), UTBM tuyến chế nhầy (3%); đa số có xâm nhập mạch bạch huyết (59%) và xâm nhập quanh thần kinh (59%). Độ xâm lấn u đa phần T4a (50%), T3: 30,3%, T4b: 7,6%, T1b: 4,5%; 59,1% BN có di căn hạch, số hạch vét được trung bình: 14,88 ± 8,24. 6% BN được cắt toàn bộ dạ dày mở rộng; 100% BN lập lại lưu thông tiêu hóa theo Roux-en-Y; thời gian trung tiện: 4,02 ± 0,75 ngày; thời gian lưu dẫn lưu: 8,35 ± 0,94 ngày; thời gian nằm viện sau mổ: 11,14 ± 1,51 ngày; biến chứng sau phẫu thuật là 15,2%, trong đó viêm phổi 4,6%, không có BN nào mổ lại và không có tử vong sau mổ; thời gian sống thêm toàn bộ trung bình: 46,9 tháng. Kết luận: Phẫu thuật triệt căn UTBM dạ dày bằng cắt TBDD là an toàn, có thể tiến hành tuy nhiên cần phải đánh giá kỹ giai đoạn bệnh, chỉ số toàn trạng và tình trạng bệnh lý nền đi kèm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trịnh Hồng Sơn (2001). Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị ung thư dạ dày. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Phúc Kiên (2015). Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư dạ dày sớm tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Huân (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch của ung thư dạ dày tại bệnh viện K. Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Long (2011). Đánh giá kết quả kiểu nối Roux-en- Y trong cắt toàn bộ dạ dày do ung thư. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 15. Phụ bản của Số 4.
5. Nguyễn Trọng Hảo và Trần Thiện Trung (2013). Các tai biến và biến chứng sau cắt toàn bộ dạ dày. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 17, Phụ bản của Số 4.
6. Sano T., Coit D. G., Kim H. H. et al. (2017). Proposal of a new stage grouping of gastric cancer for TNM classification: International Gastric Cancer Association staging project. Gastric cancer, 20, 217-225.
7. Gennari L, Bozzetti F, Bonfanti G, et al. (1986). Subtotal versus total gastrectomy for cancer of the lower two-thirds of the stomach: a new approach to an old problem. Br J Surg. 73(7):534-538.
8. Andreollo NA, Lopes LR, Coelho Neto J de S (2011). Postoperative complications after total gastrectomy in the gastric cancer: analysis of 300 patients. ABCD Arq Bras Cir Dig São Paulo. 24:126-130.
9. Roh C., Choi S., Seo W., et al. (2021). Incidence and treatment outcomes of leakage after gastrectomy for gastric cancer: Experience of 14,075 patients from a large volume centre. European journal of surgical oncology. Feb 25.