KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA PHỤ NỮ VỀ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI BẰNG QUE CẤY IMPLANON NXT®

Vet Chivorth1, Phạm Thị Thanh Hiền1, Nguyễn Thái Giang1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: “Đánh giá kiến thức và thái độ của phụ nữ về biện pháp tránh thai bằng que cấy (QCTT) Implanon NXT® tại BVPSTW năm 2022-2023. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 185 phụ nữ đến tư vấn tránh thai bằng QCTT. Kết quả: Kiến thức: 55,7% (n=103) phụ nữ có kiến thức kém (≤23,4 điểm), 33% (n=61) phụ nữ có kiến thức trung bình (23,4<<31,2 điểm) và 11,3% (n=21) có kiến thức tốt (≥31.2 điểm) về que cấy tránh thai. Thái độ: 51,4% (n=95) phụ nữ có thái độ chưa tốt (<40 điểm) và 48,6%(n=90) phụ nữ có thái độ tốt (≥40 điểm) về que cấy tránh thai. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về QCTT là: cán bộ nhân viên có kiến thức và thái độ tốt về QCTT cao hơn những người có nghề nghiệp là nông dân nội trợ (OR=10,54, CI 95%: 1,31-84,95, p=0,027, OR=13,62, CI 95%: 1,69-109,79, p=0,014), những người ở thành thị có kiến thức và thái độ tốt về QCTT cao hơn những người ở nông thôn (OR=2,96, CI 95%: 1,35-6,50, p=0,05, OR=2,33, CI 95%:1,13-4,92, p=0,021), những người có trình độ học vấn đại học có kiến thức và thái độ tốt về QCTT cao hơn những người có trình độ học vấn dưới đại học (OR=2,65, CI 95%:1,38-5,09, p=0,03, OR=2,33, CI 95%:1,13-4,92, p=0,021) và những người có tiền sử sử dụng QCTT có kiến thức và thái độ tốt về QCTT cao hơn những người chưa từng sử dụng ( OR=22,15, CI 95%: 5,06-96,95, p<0,001, OR=7,81, CI 95%: 2,58-23,64, p<0,001). Kết luận: kiến thức của phụ nữ về biện pháp tránh thai nói chung và que cấy tránh thai nói riêng vẫn còn hạn chế, nhận thức đúng về que cấy tránh thai vẫn còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Croxatto H. B., Urbancsek J., Massai R., Coelingh Bennink H., van Beek A. A multicentre efficacy and safety study of the single contraceptive implant Implanon. Implanon Study Group. Hum Reprod. 1999;14(4):976-981.
2. Cao Hữu Thịnh. “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng rút que Implanon trước thời hạn tại bệnh viện Từ Dũ”. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2016:tr. 76-77.
3. Mubarik Mehwish, Jameel Nazia, Noman Rehana. Knowledge, attitude and utilization of sub-dermal birth control implants among married rural women of Pakistan. International Journal of Research in Medical Sciences. 2016;4:2229-2239.
4. Shaikh I. B., Jafry S. I. A., Zulfiqar Hyder Naqvi S. M., Firdous S. N. Knowledge, attitude and practices regarding implants among women of childbearing age. J Pak Med Assoc. 2021;71(3):993-996.
5. Tài Hồng Thành. "Kiến thức và thái độ của phụ nữ về que cấy tránh thai ở phụ nữ đang dùng Implanon tại bệnh viện Từ Dũ". Luận văn thại sỹ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2015.
6. Meskele M., Mekonnen W. Factors affecting women's intention to use long acting and permanent contraceptive methods in Wolaita Zone, Southern Ethiopia: a cross-sectional study. BMC Womens Health. 2014;14:109.
7. Gebre-Egziabher Desta, Medhanyie Araya Abrha, Alemayehu Mussie, Tesfay Fisaha Haile. Prevalence and predictors of implanon utilization among women of reproductive age group in Tigray Region, Northern Ethiopia. Reproductive health. 2017;14(1):1-9.
8. Bachorik A., Friedman J., Fox A., Nucci A. T., Horowitz C. R., Diaz A. Adolescent and Young Adult Women's Knowledge of and Attitudes Toward Etonogestrel Implants. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2015;28(4):229-233.