CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở NGƯỜI BỆNH NỮ GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Lê Thị Hoài1,2,3,, Nguyễn Thị Phương Mai2, Nguyễn Văn Tuấn1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
3 Bệnh viện tâm thần tỉnh Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giảm ham muốn tình dục là triệu chứng phổ biến ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm, liên quan đến nhiều yếu tố sinh bệnh học và xã hội khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các yếu tố liên quan đến giảm ham muốn tình dục ở những người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 151 người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú và khám ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2022 đến tháng 05/2023, phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ giảm ham muốn tình dục ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm trong nghiên cứu là 71,5%. Mức độ trầm cảm nặng làm tăng nguy cơ giảm ham muốn tình dục lên 12,486 lần so với nhóm mức độ trầm cảm nhẹ - vừa (p=0,006, 95%CI: 2,062 – 75,618). Người bệnh đã mãn kinh hoặc tiền mãn kinh có khả năng giảm ham muốn tình dục cao hơn 8,263 lần người bệnh chưa mãn kinh (p<0,001, 95%CI: 2,792 – 24,458). Nhóm tuổi trên 40 có nguy cơ giảm ham muốn tình dục cao hơn 2,858 lần nhóm tuổi từ 40 trở xuống (p=0,015, 95%CI:1,228 – 6,651). Ngoài ra, yếu tố stress và thời gian mắc bệnh cũng liên quan đến giảm ham muốn tình dục ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Không có mối liên quan giữa giảm ham muốn tình dục với trình độ học vấn (p=0,622), tình trạng hôn nhân (p=0,193), bệnh cơ thể (p=0,495), số con (p=0,790), triệu chứng loạn thần (p=0,413), ý tưởng, hành vi tự sát (p=0,497), tiền sử dùng thuốc điều trị (p=0,612) hay đối tượng điều trị (p=0,302). Kết luận: Giảm ham muốn tình dục phổ biến ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm, có liên quan với độ tuổi, tình trạng mãn kinh, yếu tố stress, mức độ trầm cảm và thời gian mắc bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy, Đỗ Xuân Tĩnh, Đinh Việt Hùng. Rối Loạn Trầm Cảm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2019.
2. WHO. Depression and Other Common Mental Disorder. Accessed April 28, 2022. https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/254610
3. LourençO M, Azevedo LP, Gouveia JL. Depression and Sexual Desire: An Exploratory Study in Psychiatric Patients. J Sex Marital Ther. 2010;37(1):32-44. doi:10.1080/0092623X.2011.533578
4. Sreelakshmy K, Velayudhan R, Kuriakose D, Nair R. Sexual dysfunction in females with depression: a cross-sectional study. Trends Psychiatry Psychother. 2017;39(2):106-109. doi:10.1590/2237-6089-2016-0072
5. Laumann EO, Paik A, Rosen RC. Sexual Dysfunction in the United StatesPrevalence and Predictors. JAMA. 1999;281(6):537-544. doi:10.1001/jama.281.6.537
6. Casper RC, Redmond DE Jr, Katz MM et al. Somatic Symptoms in Primary Affective Disorder: Presence and Relationship to the Classification of Depression. Arch Gen Psychiatry. 1985;42(11):1098-1104. doi:10.1001/archpsyc.1985.01790340082012
7. Basson R, Gilks T. Women’s sexual dysfunction associated with psychiatric disorders and their treatment. Womens Health Lond Engl. 2018;14:1745506518762664. doi:10.1177/1745506518762664
8. Raisanen JC, Chadwick SB, Michalak N, van Anders SM. Average Associations Between Sexual Desire, Testosterone, and Stress in Women and Men Over Time. Arch Sex Behav. 2018;47(6):1613-1631. doi:10.1007/s10508-018-1231-6