HIỆU QUẢ VI SINH CỦA LACTOBACILLUS REUTERI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU KHÔNG PHẪU THUẬT

Nguyễn Việt Hà1, Hồ Thị Hòa1, Nguyễn Bích Vân1, Nguyễn Ngọc Yến Thư1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Việc sử dụng các phương pháp bổ trợ trong điều trị viêm nha chu đang dần trở nên phổ biến nhờ các tác động tích cực lên hệ vi sinh và miễn dịch mô nha chu. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của viên nén chứa lợi khuẩn Lactobacillus reuteri (men vi sinh) như một phương pháp bổ trợ trong điều trị viêm nha chu không phẫu thuật (ĐTKPT). Đối tượng và phương pháp: 26 bệnh nhân được phân chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp (ĐTKPT + men vi sinh) và nhóm chứng (ĐTKPT + giả dược). Men vi sinh hoặc giả dược được sử dụng 2 lần/ngày trong 4 tuần sau khi ĐTKPT. Mảng bám dưới nướu được thu thập tại thời điểm ban đầu (T0), 2 tuần (T1) và 4 tuần (T2) sau điều trị. Porphyromonas gingivalis (Pg), Treponema denticola (Td), Tannerella forsythia (Tf) và Fusobacterium nucleatum (Fn) trong mảng bám được định lượng bằng real-time PCR. Kết quả: Tại thời điểm T1 và T2, số lượng vi khuẩn gây bệnh giảm có ý nghĩa so với trước điều trị ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng. Tuy nhiên, tại từng thời điểm, không có sự khác biệt đáng kể về lượng vi khuẩn khảo sát giữa hai nhóm. Kết luận: Trong giới hạn của nghiên cứu, sử dụng men vi sinh giúp giảm vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu. Tuy nhiên, chưa có hiệu quả khác biệt rõ ràng so với chỉ điều trị không phẫu thuật đơn thuần

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tekce M, Ince G, Gursoy H, et al. Clinical and microbiological effects of probiotic lozenges in the treatment of chronic periodontitis: a 1‐year follow‐up study. 2015;42(4):363-372.
2. Teughels W, Durukan A, Ozcelik O, Pauwels M, Quirynen M, Haytac MCJJocp. Clinical and microbiological effects of Lactobacillus reuteri probiotics in the treatment of chronic periodontitis: a randomized placebo‐controlled study. 2013;40(11):1025-1035.
3. Laleman I, Pauwels M, Quirynen M, Teughels WJJoCP. A dual‐strain Lactobacilli reuteri probiotic improves the treatment of residual pockets: A randomized controlled clinical trial. 2020;47(1):43-53.
4. Ausenda F, Barbera E, Cotti E, Romeo E, Natto ZS, Valente NAJJDSR. Clinical, microbiological and immunological short, medium and long-term effects of different strains of probiotics as an adjunct to non-surgical periodontal therapy in patients with periodontitis. Systematic review with meta-analysis. 2023; 59:62-103.
5. Nguyen T, Brody H, Radaic A, Kapila YJP. Probiotics for periodontal health—Current molecular findings. 2021;87(1):254-267.
6. Ochôa C, Castro F, Bulhosa JF, Manso C, Fernandes JCH, Fernandes GVOJM. Influence of the Probiotic L. reuteri on Periodontal Clinical Parameters after Nonsurgical Treatment: A Systematic Review. 2023;11(6):1449.
7. Belstrøm D, Grande MA, Sembler‐Møller ML, et al. Influence of periodontal treatment on subgingival and salivary microbiotas. 2018;89(5):531-539.
8. Pelekos G, Acharya A, Eiji N, Hong G, Leung WK, McGrath CJJoCP. Effects of adjunctive probiotic L. reuteri lozenges on S/RSD outcomes at molar sites with deep pockets. 2020;47(9):1098-1107.