KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VẸO CỘT SỐNG KHỞI PHÁT SỚM BẰNG NẸP TĂNG TRƯỞNG CẤU HÌNH ĐÔI

Tô Văn Quỳnh1, Đinh Ngọc Sơn1, Bùi Minh Hoàng1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Hiện nay tiêu chuẩn vàng để điều trị vẹo cột sống khởi phát sớm là phương pháp đặt nẹp tăng trưởng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vẹo cột sống khởi phát sớm bằng nẹp tăng trưởng cấu hình đôi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc, tiến hành từ tháng 1 năm 2014 tới tháng 6 năm 2021. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân vẹo cột sống khởi phát sớm được phẫu thuật chỉnh vẹo bằng nẹp tăng trưởng cấu hình đôi. Các triệu chứng lâm sàng, các chỉ số cận lâm sàng, kết quả sau mổ đều được phân tích từ thời điểm bệnh nhân được phẫu thuật lần đầu tiên cho tới lần theo dõi cuối cùng. Kết quả: Tham gia nghiên cứu có 22 bệnh nhân (13 nam, 9 nữ). Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ở thời điểm tiến hành phẫu thuật là 6.3 ± 2.1 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất lần lượt là bướu sườn thắt lưng và mất cân bằng hai vai. Số lần giãn nẹp trung bình của các bệnh nhân trong giai đoạn nghiên cứu là 2.3 ± 1.2 lần (phổ 1-5 lần). Các thông số góc Cobb trung bình đo trong lần tái khám đầu tiên là 28.36° và lần cuối là 34.05° (p < 0,001, tỷ lệ nắn chỉnh đạt 62.34%). Chiều dài T1-S1 sau điều trị tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Có ba bệnh nhân phải tiếp tục phẫu thuật lại để chỉnh vẹo tổng thể lần cuối. Các biến chứng hậu phẫu thường gặp nhất là bung móc (9.1%), sau đó là nhổ vít, nhiễm khuẩn, và tụ máu sau mổ. Kết luận: Hiện nay, kỹ thuật mổ nắn chỉnh vẹo bằng nẹp tăng trưởng cấu hình đôi là lựa chọn tối ưu để điều trị vẹo cột sống khởi phát sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B. A. Akbarnia (2007), "Management themes in early onset scoliosis", J Bone Joint Surg Am. 89 Suppl 1, tr. 42-54.
2. B. A. Akbarnia và các cộng sự. (2008), "Dual growing rod technique followed for three to eleven years until final fusion: the effect of frequency of lengthening", Spine (Phila Pa 1976). 33(9), tr. 984-90.
3. B. A. Akbarnia và các cộng sự. (2005), "Dual growing rod technique for the treatment of progressive early-onset scoliosis: a multicenter study", Spine (Phila Pa 1976). 30(17 Suppl), tr. S46-57.
4. B. A. Akbarnia và các cộng sự. (2005), "Dual growing rod technique for the treatment of progressive early-onset scoliosis: a multicenter study.", Spine (Phila Pa 1976). 30(S55).
5. S. Bess và các cộng sự. (2010), "Complications of growing-rod treatment for early-onset scoliosis: analysis of one hundred and forty patients", J Bone Joint Surg Am. 92(15), tr. 2533-43.
6. C. Bouthors và các cộng sự. (2020), "Outcomes of growing rods in a series of early-onset scoliosis patients with neurofibromatosis type 1", J Neurosurg Spine, tr. 1-8.
7. A. M.D. Dimeglio (1993), "Growth of the Spine Before Age 5 Years", Journal of Pediatric Orthopaedics B: Volume 1 - Issue 2 - p 102-107.
8. C. K. Hardesty và các cộng sự. (2018), "Early-Onset Scoliosis: Updated Treatment Techniques and Results", Spine Deform. 6(4), tr. 467-472.
9. I. J. Helenius và các cộng sự. (2018), "Outcomes of growing rod surgery for severe compared with moderate early-onset scoliosis: a matched comparative study", Bone Joint J. 100-B(6), tr. 772-779.
10. N. Kabirian và các cộng sự. (2014), "Deep Surgical Site Infection Following 2344 Growing-Rod Procedures for Early-Onset Scoliosis: Risk Factors and Clinical Consequences", J Bone Joint Surg Am. 96(15), tr. e128.