MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BÊN PHẢI ĐƯỢC PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI TRÀNG NỘI SOI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) ung thư đại tràng (UTĐT) phải được phẫu thuật cắt đại tràng nội soi và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiên cứu trên 60 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải được phẫu thuật cắt đại tràng nội soi trong thời gian từ 1.2016-12.2021. Đánh giá tỉ lệ các triệu chứng, mối liên quan giữa các triệu chứng, không có triệu chứng lâm sàng với mức độ xâm lấn u, giai đoạn ung thư. Kết quả: Tuổi trung bình 54,3, tỷ lệ các triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đại tiện ra máu, mệt mỏi, sụt cân, tắc ruột không hoàn toàn và Hemoglobin <10g/dl lần lượt là: 81,7%, 53,3%, 26,7%, 13,3%, 10% và 35%. Có 5 BN(8,3%) không có triệu chứng lâm sàng, được chẩn đoán nhờ nội soi tầm soát. Số BN không có triệu chứng có kết quả GPB ở giai đoạn I là 80%, giai đoạn II là 20%, trong khi chỉ 50% số BN có triệu chứng ở giai đoạn I,II; khác biệt naỳ có ý nghĩa với P=0,005. Nhóm BN có triệu chứng lâm sàng có u ở T3, T4a cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm không có triệu chứng, P= 0,02. Có tất cả 9 BN di căn đều ở nhóm BN có triệu chứng, tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa (P=1). Kết luận: BN UTĐT phải không có triệu chứng lâm sàng thường ở giai đoạn sớm khi so sánh với các BN có triệu chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư đại tràng phải, phẫu thuật nội soi, triệu chứng
Tài liệu tham khảo
2. Amri R, Bordeianou LG, Sylla P, Berger DL (2013). Impact of screening colonoscopy on outcomes in colon cancer surgery. JAMA Surg. 2013;148(8):747.
3. Arnold M, Sierra MS, Laversanne M, et al. Global patterns and trends in colorectal cancer incidence and mortality. Gut. 2017;66:683-691.
4. Brierley JD, Gospodarowicz MK, Wittekind C, eds. TNM Classification of Malignant Tumours. 8th edition. Oxford: John Wiley & Sons, Inc.; 2016.
5. Cancer Genome Atlas Network. Comprehensive molecular characterization of human colon and rectal cancer. Nature. 2012;487(7407):330-337.
6. Ford AC, Veldhuyzen van Zanten SJ, Rodgers CC et al (2008). Diagnostic utility of alarm features for colorectal cancer: systematic review and meta-analysis. Gut. 57(11): 1545.
7. Goodman D, Irvin TT (1993). Delay in the diagnosis and prognosis of carcinoma of the right colon. Br J Surg. 1993;80(10):1327.
8. Moreno CC, Mittal PK (2016). Colorectal Cancer Initial Diagnosis: Screening Colonoscopy, Diagnostic Colonoscopy, or Emergent Surgery, and Tumor Stage and Size at Initial Presentation. Clin Colorectal Cancer. 2016 Mar;15(1):67-73. Epub 2015 Jul 29.
9. Torre LA, Siegel RL, Ward EM, Jemal A. Global cancer incidence and mortality rates and trends-an update. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 2016;25:16-27.