KHẢO SÁT ĐỘ DÀY NIÊM MẠC KHẨU CÁI CỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Nguyễn Thị Thảo Vân1, Võ Huỳnh Trang2, Lê Nguyên Lâm2,
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Niêm mạc khẩu cái cứng là vùng thường được sử dụng để lấy mảnh ghép mô liên kết. Độ dày mảnh ghép mô liên kết thu thập được có vai trò quan trọng quyết định khả năng tồn tại của mảnh ghép, cách thức lành thương và kết quả lâm sàng của các phẫu thuật nướu - niêm mạc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 5/2022 đến tháng 9/2022. Mục tiêu: Xác định độ dày niêm mạc khẩu cái cứng của người trưởng thành bằng CT Cone Beam tại các răng 3, 4, 5, 6, 7 với các vị trí cách đường viền nướu 2mm, 5mm, 8mm. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy độ dày trung bình niêm mạc khẩu cái cứng tại vị trí răng 3 (3,25±0,57), răng 4 (3,37±0,68), răng 5 (3,21±0,88) cao hơn vị trí răng 6 (2,88±0,58) và vị trí răng 7 (2,92±0,84), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Bên cạnh đó, độ dày niêm mạc khẩu cái lớn nhất tại vị trí 8mm răng 3 (3,85±0,64). Độ dày niêm mạc khẩu cái nhỏ nhất tại vị trí 5mm răng 7 (2,40±0,782). Các vị trí có độ dày niêm mạc khẩu cái lớn hơn 3mm là vị trí 5mm, 8mm của R3; vị trí 8mm của răng 4; vị trí 5mm, 8mm của răng 5; vị trí 8mm của răng 6, 7. Kết luận: Chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón có thể được sử dụng như là một phương tiện không xâm lấn để xác định chính xác và đồng nhất độ dày niêm mạc khẩu cái cứng với sự trợ giúp của máng chụp phim. Vùng thích hợp nhất để lấy mảnh ghép mô liên kết là vùng răng 3, răng 4, răng 5.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Song JE, Um YJ, Kim CS, Choi SH, Cho KS, Kim CK, Chai JK, Jung UW. Thickness of posterior palatal masticatory mucosa: the use of computerized tomography. J Periodontol. 2008 Mar;79(3):406-12. doi: 10.1902/jop.2008.070302. PMID: 18315422
2. Shen C, Gao B, Lyu K, Ye W, Yao H. Quantitative analysis of maxillary palatal masticatory mucosa thickness and anatomical morphology of palatal vault in Zhejiang province. Zhejiang Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2022 Feb 25;51(1):87-94. English. doi: 10.3724/zdxbyxb-2021-0334.
3. Harris RJ. The connective tissue and partial thickness double pedicle graft: a predictable method of obtaining root coverage. J Periodontol. 1992 May;63(5):477-86. doi: 10.1902/jop.1992.63.5.477.
4. Puri K, Kumar A, Khatri M, Bansal M, Rehan M, Siddeshappa ST. 44-year journey of palatal connective tissue graft harvest: A narrative review. J Indian Soc Periodontol. 2019 Sep-Oct;23(5):395-408. doi: 10.4103/jisp.jisp_288_18.
5. Benninger B, Andrews K, Carter W. Clinical measurements of hard palate and implications for subepithelial connective tissue grafts with suggestions for palatal nomenclature. J Oral Maxillofac Surg. 2012 Jan;70(1):149-53. doi: 10.1016/j.joms.2011.03.066.
6. Barriviera M, Duarte WR, Januário AL, Faber J, Bezerra AC. A new method to assess and measure palatal masticatory mucosa by cone-beam computerized tomography. J Clin Periodontol. 2009 Jul;36(7):564-8. doi: 10.1111/j.1600-051X.2009.01422.x.
7. Gupta P, Jan SM, Behal R, Mir RA, Shafi M. Accuracy of cone-beam computerized tomography in determining the thickness of palatal masticatory mucosa. J Indian Soc Periodontol. 2015 Jul-Aug;19(4):396-400. doi: 10.4103/0972-124X.156876.
8. Said KN, Abu Khalid AS, Farook FF. Anatomic factors influencing dimensions of soft tissue graft from the hard palate. A clinical study. Clin Exp Dent Res. 2020 Aug;6(4):462-469. doi: 10.1002/cre2.298. Epub 2020 Apr 23.