ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRUNG HẠN PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Võ Tuấn Anh1,, Đặng Hà Hữu Phước1, Nguyễn Thái An2, Nguyễn Văn Định1, Kiều Minh Sơn1, Nguyễn Thời Hải Nguyên1, Nguyễn Công Tiến1, Ngô Đức Tuấn1
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Triển khai phẫu thuật tim hở tại các


bệnh viện địa phương là cần thiết để giảm chi phí điều trị, nâng cao chất lượng y tế phục vụ bệnh nhân, giúp giảm tải cho các bênh viện tuyến trung ương. Chương trình phẫu thuật tim hở đã được triển khai 4 năm tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai dưới sự giúp đỡ của bệnh viện Chợ Rẫy, bước đầu có được sự ổn định và phát triển. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật tim hở nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu loạt ca bênh nhân được phẫu thuật tim tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai từ 5/ 2018 đến 5 /2023. Kết quả: Từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5 năm 2023, tổng số 94 bệnh nhân được phẫu thuật tim tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. 40,4% là nam giới, tuổi trung bình là 48.8± 13.2. Có hai giai đoạn, mỗi giai đoạn có 47 trường hợp bênh nhân được phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong chung trong ngắn hạn là 1,6% (1 bệnh nhân). Tỷ lệ biến chứng sớm là 8.5%, các biến chứng này không để lại di chứng về sau. Thời gian theo dõi trung hạn trung bình là tháng 24.0 ± 18.2. Tỷ lệ biến chứng có liên quan đến phẫu thuật tim là 3.3% và không liên quan đến phẫu tim là 2.2 %, tỷ lệ biến cố bất lợi về tim mạch là 4.35% trong thời gian theo dõi trung hạn. Kết luận: Triển khai phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã được thực hiện an toàn và hiệu quả dựa trên kết quả ngắn hạn và trung hạn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Akomea-Agyin C., Galukande M., Mwambu T., et al. (2008), "Pioneer human open heart surgery using cardiopulmonary by pass in Uganda". African health sciences, 8 (4), pp. 259-260.
2. Sandoval Nestor, Kreutzer Christian, Jatene Marcelo, et al. (2010), "Pediatric cardiovascular surgery in South america: current status and regional differences". World journal for pediatric & congenital heart surgery, 1 (3), pp. 321-327.
3. Mocumbi Ana O. H. (2012), "The challenges of cardiac surgery for African children". Cardiovascular journal of Africa, 23 (3), pp. 165-167.
4. Saxena Anita (2012), "Strategies for the improvement of cardiac care services in developing countries: what does the future hold?". Future cardiology, 8 (1), pp. 29-38.
5. Hoffman Julien Ie (2013), "The global burden of congenital heart disease". Cardiovascular journal of Africa, 24 (4), pp. 141-145.
6. Reichert Hannah A., Rath Thomas E. (2017), "Cardiac Surgery in Developing Countries". The journal of extra-corporeal technology, 49 (2), pp. 98-106.