TÌNH HÌNH TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống và có nguy cơ tự tử cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và một yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người trưởng thành tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 449 người từ 18-60 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ tháng 9/2016 đến 6/2017. Trầm cảm được đo lường dựa trên thang điểm PHQ-9. Tổng điểm 9 mục dao động từ 0 đến 27 điểm. Tổng điểm 5, 10, 15, 20 tương ứng với các điểm cắt mức độ trầm cảm nhẹ, vừa, nặng, rất nặng. Kết quả: 16% đối tượng tham gia nghiên cứu mắc trầm cảm, với điểm cắt từ 5 trở lên. Có 76,4% đối tượng trầm cảm nhẹ; 18,1% vừa; 4,1% nặng vừa; 1,4% nặng. Bệnh mạn tính (OR=2,79; p=0,005), tính cách trầm tính/dễ xúc động (OR=3,12; p=0,002), thất bại trong công việc/học tập (OR=4,40; p<0,001); tiền sử gia đình có người bị tâm thần (OR=8,93; p=0,029), gia đình không hạnh phúc (OR=5,61; p=0,002), người thân mất/bệnh nặng (OR=2,75; p=0,004) được tìm thấy có ý nghĩa thống kê liên quan đến trầm cảm. Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp một tín hiệu báo động cho các chuyên gia y tế và các nhà hoạch định chính sách y tế tại thành phố Cần Thơ sự cần thiết việc phát hiện tốt hơn về bệnh trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người trưởng thành.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trầm cảm, yếu tố liên quan, Ninh Kiều, Cần Thơ
Tài liệu tham khảo
2. Kim Bảo Giang và Nguyễn Nguyên Ngọc (2013), "Biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan tại 6 xã(phường) thuộc Hà Nội-Thừa Thiên Huế-Cần Thơ năm 2012", Tạp chí y học thực hành, 879(9), tr. 41-44.
3. Trần Như Minh Hằng và cộng sự (2011), "Khảo sát tỷ lệ hiện mắc và đánh giá sự thay đổi nhận thức trong trầm cảm qua thang khảo sát bộ ba nhận thức ở người trưởng thành", Tạp chí y học thực hành, 792(11), tr. 34-38.
4. Bùi Quang Huy (2016), Trầm cảm, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), "Nghiên cứu theo dõi dọc sự thay đổi của trầm cảm ở cha mẹ trẻ bị ung thư trong quá trình điều trị", Tạp chí y học thực hành, 765(5), tr. 13-16.
6. Vương Văn Tịnh (2011), "Một số nhận xét về dịch tễ bệnh trầm cảm", Tạp chí y học thực hành, 732(9), tr. 17 -19.
7. Kurt Kroenke, Robert L. Spitzer và Janet B. W. Williams (2001), "The PHQ-9 Validity of a Brief Depression Severity Measure", J Gen Intern Med, 16, tr. pp. 606-613.
8. Laura Manea, Simon Gilbody và Dean McMillan (2015), "A dianostic meta-analysis of Patient Health Questionnaire 9 (PHQ-9)", General Hospital Psychiatry, 37, pp. 67-75.