KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TEO THỰC QUẢN BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Teo thực quản (Esophageal atresia - EA) là dị tật bẩm sinh đặc trưng bằng sự mất liên tục của ống tiêu hoá nối hầu họng Với dạ dày. Trên thế giới, phẫu thuật nội soi (Thoracoscopic repair – TR) điều trị EA lần đầu tiên được thực hiện bởi Lobb (1999) Và Rothenberg (2000). Tại Việt Nam, bệnh Viện Nhi Trung ương lần đầu ứng dụng thành cÔng kỹ thuật trên từ năm 2007. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả TR điều trị EA trên số lượng bệnh nhân lớn Và thời gian theo dõi kéo dài. Đối tượng Và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mÔ tả trên đối tượng là các bệnh nhân được TR điều trị EA tại bệnh Viện Nhi trung ương trong khoảng thời gian từ 1/2019 đến 1/2022. Kết quả: 67 bệnh nhân được TR điều trị EA. Nam/nữ: 2/1. Cân nặng trung Vị: 2.7 (2-3.4)kg. Teo thực quản typC/A: 64/3. 10.7% long-gap. Thời gian phẫu thuật trung Vị 110 (50-200) phút. Tai biến trong mổ 3%. Chuyển mổ mở 6%. Thời gian theo dõi trung Vị: 20 (5- 41) tháng. Biến chứng sau mổ: Rò miệng nối 8.9%, hẹp miệng nối 31.3%, rò khí thực quản 3%, GERD 10%. 1 trường hợp mổ lại do nong hẹp miệng nối thất bại. 1 trường hợp tử Vong. Kết luận: TR là kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn, khả thi, an toàn, cho kết quả tốt trong điều trị EA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Teo thực quản, phẫu thuật nội soi tạo hình thực quản
Tài liệu tham khảo
2. Holcomb GW, Rothenberg SS et al. Thoracoscopic repair of esophageal atresia and tracheoesophageal fistula: a multi-institutional analysis. Ann Surg. 2005; 242:422–8.
3. Okuyama H, Saka R et al. Thoracoscopic repair of esophageal atresia. Surg Today. 2020; 50(9):966-973.
4. Digemann C, Ure BM et al. Minimally inVasiVe repair of esophageal atresia: an update. Eur J Pediatr Surg. 2013; 23(3):198-203.
5. Burgmeier C, Schier F et al. Hemodynamic effects of thoracoscopic surgery in neonates with cardiac anomalies. J Laparoendosc AdV Surg Tech A. 2014; 24:265–7.
6. Baird R, Lal DR et al. Management of long gap esophageal atresia: A systematic reView and eVidence-based guidelines from the APSA Outcomes and EVidence Based Practice Committee. J Pediatric Surg. 2019; 54: 675- 87.
7. Shirora C, Tanaka Y et al. Therapeutic strategy for thoracoscopic repair of esophageal atresia and its outcome. Pediatr Surg Int. 2019; 35(10):1071-76.
8. Okuyama H, Tazuke Y et al. Learning curVe for the thoracoscopic repair of esopha- geal atresia with tracheoesophageal fistula. Asian J Endosc Surg. 2018;11:30–4.
9. Nachulewicz P, Zaborowska K et al. Thoracoscopic repair of esophageal atresia with a distal fistula—lessons from the first 10 operations. Wideo- chir Inne Tech Maloinwazyjne. 2015;10:57–61.
10. Hua K, Yang S et al. The largest report on thoracoscopic surgery for recurrent tracheoesophageal fistula after esophageal atresia repair. J Pediatr Surg. 2022; 22: 188-9.