CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT TRÊN NGƯỜI BỆNH CÓ BỆNH LÝ VAN TIM (1/2018 – 6/2022)

Nguyễn Văn Dũng1,, Phạm Thị Thanh Huyền2, Phan Đình Phong2
1 Bệnh Viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: MÔ tả các căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh có bệnh lý van tim điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và bệnh viện Bạch Mai. Người bệnh Và phương pháp: Nghiên cứu mÔ tả cắt ngang 239 người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2022. Kết quả: Nam giới chiếm tỷ lệ lớn hơn với 64,4% và độ tuổi trung bình gặp được là 56,3 tuổi, hay gặp nhất là nhóm tuổi từ 30 đến 59 tuổi (50,6%). Làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (20,5%) sau đó là hưu trí và viên chức.Đa số trong nghiên cứu là nhóm người bệnh khÔng có tiền sử bệnh lý tim, van tim (66,9%) và chưa có can thiệp thủ thuật tuyến trước (86,4%). Căn nguyên hay gặp nhất là S.aureus, E.coli, S.viridans, CoNS và K.pneumoniae, trong đó S.aureus chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6%. Căn nguyên MRSA là 62,4% Và E.coli sinh ESBL là 53,1%. KhÔng có sự khác biệt về 5 nhóm căn nguyên hay gặp giữa van tim tự nhiên và van tim nhân tạo. Kết luận: Năm nhóm căn nguyên hay gặp nhất là S.aureus, E.coli, nhóm S.viridans, nhóm CoNS và K.pneumoniae. Căn nguyên MRSA là 62,4% Và E.coli sinh ESBL là 53,1%. KhÔng có sự khác biệt về 5 nhóm căn nguyên hay gặp giữa van tim tự nhiên và van tim nhân tạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hajj J, Blaine N, Salavaci J, Jacoby D. The “Centrality of Sepsis”: A ReView on Incidence, Mortality, and Cost of Care. Healthcare. 2018;6(3). doi:10.3390/healthcare6030090.
2. Sunil M, Hieu HQ, Arjan Singh RS, Ponnampalavanar S, Siew KSW, Loch A. EVolVing trends in infectiVe endocarditis in a deVeloping country: a consequence of medical progress? Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials. 2019;18(1):43. doi:10.1186/s12941-019-0341-x
3. Martín-Dávila P, Fortún J, Navas E, et al. Nosocomial Endocarditis in a Tertiary Hospital: An Increasing Trend in NatiVe ValVe Cases. Chest. 2005;128(2):772-779. doi:10.1378/chest.128.2.772

4. Murdoch DR, Corey GR, Hoen B, et al. Clinical Presentation, Etiology, and Outcome of InfectiVe Endocarditis in the 21st Century: The International Collaboration on Endocarditis– ProspectiVe Cohort Study. ArchiVes of Internal Medicine. 2009;169(5):463-473. doi:10.1001/ archinternmed.2008.603
5. Lomas JM, Martínez-Marcos FJ, Plata A, et al. Healthcare-associated infectiVe endocarditis: an undesirable effect of healthcare uniVersalization. Clinical Microbiology and Infection. 2010;16(11):1683-1690. doi:10.1111/ j.1469-0691.2010.03043.x
6. Phạm Thị Lan và cộng sự. Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đường truyền tĩnh mạch trung tâm tại bệnh Viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Thời sự Y học 12/2017. http://hoiyhoctphcm.org.Vn/wp- content/uploads/2018/06/07F-BS-Lan- nhi%E1%BB%85m khu%E1%BA%A9n- huy%E1%BA%BFt-CVC-5tr35-39-.pdf
7. van Hal SJ, Lodise TP, Paterson DL. The Clinical Significance of Vancomycin Minimum Inhibitory Concentration in S.aureus Infections: A Systematic ReView and Meta-analysis. Clin Infect Dis. 2012;54(6):755-771. doi:10.1093/cid/cir935