NHẬN XÉT KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP DO SỎI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm túi mật cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp ở túi mật, nguyên nhân thường do sỏi. Hiện nay phẫu thuật nội soi điều trị Viêm túi mật cấp là phương pháp điều trị ngoại khoa lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, chẩn đoán và điều trị Viêm túi mật cấp do sỏi Vẫn là Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Một trong những Vấn đề đó là thời gian chỉ định phẫu thuật, phương pháp điều trị Và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự thành cÔng của phẫu thuật nội soi. Vì Vậy, chúng tÔi thực hiện đề tài này nhằm làm sáng tỏ Vấn đề trên. Mục tiêu: MÔ tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật Và xem xét một số yếu tố liên quan các trường hợp Viêm túi mật cấp do sỏi được phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh Viện Nhân Dân
- Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mÔ tả hàng loạt ca, lựa chọn các hồ sơ bệnh án thỏa tiêu chí chọn mẫu từ 01/2018 tới 12/2021. Tất cả các bệnh nhân ≥ 16 tuổi được chẩn đoán xác định Viêm túi mật cấp do
sỏi được phẫu thuật nội soi cắt túi mật dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán Tokyo Guidelines 2018. Thu thập Và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 26.0. Kết quả: Tuổi trung bình 58,57 ± 14,46, tỉ lệ nữ gấp 1,5 lần nam, bệnh kèm theo 58,1%. Triệu chứng đau bụng dưới sườn phải (95,9%). Các dấu hiệu cận lâm sàng: bạch cầu tăng 10,1 – 18,0 k/uL (40,5%). Hình ảnh siêu âm túi mật có sỏi là 98,6%, sỏi đường mật kết hợp 3,3%. Hình ảnh chụp cắt lớp Vi tính phát hiện sỏi 100% Và các biến chứng như hoại tử túi mật (6,6%), áp xe túi mật (3,3%). Tỷ lệ cắt túi mật nội soi thành cÔng 97,3%, thời gian mổ trung bình 94,64 ± 34,11 phút. Lượng máu mất ước tính trung bình 33,75 ml. Thời gian nằm Viện trung bình của nhóm chỉ định phẫu thuật trước 72 giờ (3,26 ± 1,14 ngày) ngắn hơn so với nhóm sau 72 giờ (3,37 ± 1,28 ngày). Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị Viêm túi mật cấp do sỏi nên được thực hiện ưu tiên hơn phẫu thuật mổ hở Và chỉ định phẫu thuật sớm trong Vòng 72 giờ tính từ lúc có triệu chứng là lựa chọn tối ưu.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
(2018), "Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and seVerity grading of acute cholecystitis (with Videos)", Journal of Hepato‐Biliary‐Pancreatic Sciences, 25, (1), 41-54.
2. Koetsu Inoue, Tatsuya Ueno, Daisuke Douchi, Kentaro Shima, Shinji Goto, Michinaga Takahashi, Takanori Morikawa, Takeshi Naitoh, Chikashi Shibata, Hiroo Naito (2017), "Risk factors for difficulty of laparoscopic cholecystectomy in grade II acute cholecystitis according to the Tokyo guidelines 2013", BMC surgery, 17, (1), 1-8.
3. Tadahiro Takada, Steven M Strasberg, Joseph S Solomkin, Henry A Pitt, Harumi Gomi, Masahiro Yoshida, Toshihiko Mayumi, Fumihiko Miura, Dirk J Gouma, O James Garden (2013), "TG13: Updated Tokyo Guidelines for the management of acute cholangitis and cholecystitis", Journal of hepato- biliary-pancreatic sciences, 20, (1), 1-7.
4. Lê Quang Minh, Nguyễn Cường Thịnh (2009), "Lựa chọn thời gian cắt túi mật nội soi điều trị Viêm túi mật cấp", Ngoại khoa, tr. 31-37.
5. Nguyễn Tuấn, Nguyễn Văn Hải (2005), "Kết quả cắt túi mật nội soi trong Viêm túi mật cấp do sỏi "Y Học TP Hồ Chí Minh, tr. 109-113.
6. Trần Kiến Vũ (2017), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị Viêm túi mậtcấp tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
7. Hassaan Bari, Muhammad Rizwan Khan, Amir Hafeez Shariff (2017), "Antibiotics in acute calculous cholecystitis: do Tokyo guidelines influence the surgeons’ practices?", JPMA: Journal of the Pakistan Medical Association, 67, (5), 670.
8. Inam Pal, Umar Bhatti, J Bari (2019), "Changing trends in surgical management for acute cholecystitis, in light of Tokyo’’” guidelines-
14 year experience", JPMA TheJournal of the Pakistan JPMA: Journal of the Pakistan Medical Association, 69, (10), 1505-1508.