CÁC KỸ THUẬT TỐI ƯU HÓA KHOẢNG DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT Ở BỆNH NHÂN ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cấy máy điều trị tái đồng bộ tim (ĐTTĐBT) là một phương pháp điều trị suy tim được chứng minh là có lợi trên một số bệnh nhân suy tim chọn lọc [1, 2]. Tuy nhiên, tỉ lệ khÔng đáp ứng Với ÐTTÐBT trong y văn lên tới 30%[3]. Do đó, tìm được một phương pháp tối ưu hoá máy tái đồng bộ tim dễ thực hiện thường quy nhằm tăng tỉ lệ đáp ứng Với ÐTTÐBT trở nên quan trọng đối Với bệnh nhân suy tim có cấy máy ÐTTÐBT. Từ ý nghĩ đó, chúng tÔi thực hiện nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm bằng chứng Về độ tính khả thi của Việc sử dụng siêu âm tim trong tối ưu hoá máy ÐTTÐBT. Mục tiêu: So sánh mức độ
tương quan của hai phương pháp tối ưu hóa máy tái đồng bộ tim bằng siêu âm Doppler tim so Với phương pháp tối ưu hóa bằng thÔng tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mÔ tả có so sánh, theo dõi ngắn hạn Và can thiệp. Đối tượng nghiên cứu: tuyển mẫu liên tục toàn bộ bệnh nhân suy tim có chỉ định đặt ÐTTÐBT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến hết năm 2018, được theo dõi ít nhất 3 tháng sau đặt máy. Phương pháp: ngay sau khi cấy máy ÐTTÐBT, mỗi bệnh nhân đều được tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất ngay sau đặt ÐTTÐBT bằng phương pháp thÔng tim đo dP/dtmax trong buồng thất trái. Trong Vòng 24 giờ sau thủ thuật, chúng tÔi tiến hành để xác định khoảng dẫn truyền nhĩ thất tối ưu dựa theo phương pháp siêu âm tim và so sánh mức độ tương quan giữa giá trị tìm được giữa hay phương pháp này. Kết quả: Phương pháp tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng cách dùng siêu âm đo VTI qua van 2 lá có tương quan thuận, mức độ rất mạnh, Với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,941 (khi tạo nhịp hai buồng thất) Và r = 0,952 (khi tạo nhịp tim ba buồng), p<0,001. Phương pháp tối ưu hóa khoảng dẫn truyền
nhĩ thất bằng cách dùng siêu âm đo VTI qua van động mạch chủ có tương quan thuận, mức độ trung bình, Với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,563 (khi tạo nhịp hai buồng thất) Và r = 0,626 (khi tạo nhịp tim ba buồng), p<0,001. Kết luận: Khi tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất ở bệnh nhân đã được đặt máy tái đồng bộ tim, ta có thể sử dụng phương pháp siêu âm Doppler tim đo VTI qua van 2 lá một cách thường quy thay cho phương pháp tối ưu hóa thÔng tim xâm lấn thất trái để đo dP/dtmax.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn nhịp tim, Điều trị rối loạn nhịp, Điều trị tái đồng bộ tim, Máy tái đồng bộ tim, Tối ưu hoá máy tái đồng bộ tim, Lập trình máy tái đồng bộ tim, Lập trình máy tạo nhịp, Suy tim
Tài liệu tham khảo
2. Al-Majed, N.S., et al., Meta-analysis: cardiac resynchronization therapy for patients with less symptomatic heart failure. Ann Intern Med, 2011. 154(6): p. 401-12
3. Daubert, J.C., et al., 2012 EHRA/HRS expert consensus statement on cardiac resynchronization therapy in heart failure: implant and follow-up recommendations and management. Heart Rhythm, 2012. 9(9): p. 1524-76.
4. McDonagh, T.A., et al., 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J, 2021. 42(36): p. 3599-3726.
5. Lainščak, M., et al., Sex- and age-related differences in the management and outcomes of chronic heart failure: an analysis of patients from the ESC HFA EORP Heart Failure Long-Term Registry. Eur J Heart Fail, 2020. 22(1): p. 92-102.
6. Dunbar, S.B., et al., Projected Costs of Informal CaregiVing for CardioVascular Disease: 2015 to 2035: A Policy Statement From the American Heart Association. Circulation, 2018. 137(19): p. e558-e577
7. Kerlan, J.E., et al., ProspectiVe comparison of echocardiographic atrioVentricular delay optimization methods for cardiac resynchronization therapy. Heart Rhythm, 2006.
3(2): p. 148-54.
8. Gyalai, Z., et al., EValuation of echocardiographic optimization of cardiac resynchronization therapy using VTI parameters. Romanian Journal of Cardiology, 2016. 3(26).
9. Meluzín, J., et al., A fast and simple echocardiographic method of determination of the optimal atrioVentricular delay in patients after
biVentricular stimulation. Pacing Clin Electrophysiol, 2004. 27(1): p. 58-64
10. Sayın, B.Y., et al., Comparison of inVasiVe, Electrocardiographic and Echocardiographic Methods in the Optimization of Cardiac Resynchronization Therapy and Assesment of the Effect on Acute Hemodynamic Response. American Journal of Cardiology, 2018. 121(8): p. e59-e60