KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SẸO HẸP THANH - KHÍ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TP. HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: MÔ tả nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng của sẹo hẹp thanh – khí quản tại bệnh Viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: nghiên cứu mÔ tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: 29 trường hợp sẹo hẹp thanh – khí quản điều trị tại Bệnh Viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 2/2022. Kết quả: Trong 29 trường hợp sẹo hẹp thanh – khí quản, hai nhóm nguyên nhân: do đặt nội khí quản chiếm 41,4% và mở khí quản chiếm 27,6% gặp ở bệnh viện Tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh là nhiều nhất. Các nguyên nhân khác gồm chấn thương kín vùng thanh quản chiếm 10.3%, nhóm nguyên nhân do viêm nhiễm chiếm 13,8% và nhóm nguyên nhân sau nội soi thanh quản chiếm 10,3%. Tỷ lệ sẹo hẹp thanh – khí quản hay gặp nhiều ở nam chiếm 69% so Với nữ chiếm 31%. Tỷ lệ bệnh nhân Vào Viện Với triệu chứng khó thở chiếm tỷ lệ cao nhất (41,4%), tiếp đến là khó rút ống thở sau mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản (20,7%), khàn tiếng chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,4%). Kết luận: Nguyên nhân sẹo hẹp thanh – khí quản chủ yếu thường gặp do đặt nội khí quản Và mở khí quản, thường gặp ở nam. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu khó thở Và khó rút ống thở sau mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội khí quản, Mở khí quản, Sẹo hẹp thanh khí quản, Sẹo hẹp khí quản, Sẹo hẹp thanh quản.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thanh Sơn Và CS, (1997), Những Vấn đề được đặt ra trong sẹo hẹp thanh khí quản, Kỷ yếu Hội nghị khoa học kỹ thuật tuổi trẻ Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh lần thứ XV, tr. 161 - 163.
3. Cotton R.T, (1997), "Management of subglottic stenosis in infancy and childhood", Pediatric subglottic stenosis, pp. 649-657.
4. Grillo H C, Wright C D, Vlahakes G J, MacGillivray T E, (2002), "Management of congenital tracheal stenosis by means of slide tracheoplasty or resection and reconstruction, with long-term follow-up of growth after slide tracheoplasty", The Journal of Thoracic and CardioVascular Surgery, 123 (1), pp. 145-152.
5. Lusk R.P, Woolley A L, Holinger L.D, (1997), "Laryngotracheal stenosis in pediatric laryngology and broncho esophagology", pp. 165- 184.
6. Nikolovski N, Kopacheva-Barsova G, Pejkovska A, (2019), "Laryngotracheal Stenosis: A RetrospectiVe Analysis of Their Aetiology, Diagnose and Treatment", Open Access Maced J Med Sci, 7 (10), pp. 1649-1656.
7. Wiatrak B. J et al, (1992), "Laryngotracheal reconstruction", American academy of otolaryngology – Head and Neck surgery, pp. 58-62.