GIÁ TRỊ CỦA DERMOSCOPY TRONG CHẨN ĐOÁN NẤM DA ĐẦU

Cẩm Vân Trần 1,, Thị Mai Nguyễn 1, Hữu Bách Trần 1
1 Bệnh viện Da liễu Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính của dermoscopy trên bệnh nhân nấm da đầu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020-5/2020. Đối tượng và phương pháp: 53 bệnh nhân chẩn đoán lâm sàng nấm da đầu được tiến hành đồng thời 2 phương pháp: chụp phân tích trên dermocopy và nuôi cấy định danh. Từ đó tính độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp chụp phân tích dermoscopy so với tiêu chuẩn vàng nuôi cấy. Kết quả: Giá trị chẩn đoán nấm da đầu của dermocopy là độ nhạy 95,1%, độ đặc hiệu 33,3%, giá trị dự đoán dương tính 83%, giá trị dự đoán âm tính 66,7%. Dấu hiệu zic-zắc gặp nhiều ở nhóm nấm da đầu (65,9%) hơn nhóm không nhiễm nấm. Kết hợp dấu hiệu vảy da quanh chân tóc +dấu phẩy/zic-zắc/hình khối giữa nhóm nấm da đầu và không nhiễm nấm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Dấu hiệu vỏ bọc trắng gần da đầu phân biệt nhiễm nấm Trichophyton và Microsporum. Kết luận: Có thể sử dụng dermoscopy như là một phương pháp hỗ trợ trong chẩn đoán nấm da đầu. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hay R.J. (2017). Tinea Capitis: Current Status. Mycopathologia, 182(1-2), 87-93.
2. Waśkiel-Burnat A., Rakowska A., Sikora M. et al (2020).Trichoscopy of Tinea Capitis: A Systematic Review. Dermatol Ther (Heidelb), 10(1), 43-52.
3. Dhaille F., Dillies A.S., Dessirier F. et al (2019). A single typical trichoscopic feature is predictive of tinea capitis: a prospective multicentre study. British Journal of Dermatology, 181(5), 1046-1051.
4. Isa R.I., Amaya B.Y., Pimentel M.I. et al (2014). Dermoscopy in tinea capitis: a prospective study on 43 patients. Medicina Cutanea Ibero-Latino-Americana, 42(1-3), 18-22.
5. Genedy R.M., Sorour O.A., Elokazy M.A. (2021). Trichoscopic signs of tinea capitis: a guide for selection of appropriate antifungal. International Journal of Dermatology, 60(4), 471-481.
6. Bourezane Y.(2017). Analysis of trichoscopic signs observed in 24 patients presenting tinea capitis: hypotheses based on physiopathology and proposed new classification, Elsevier.
7. Ekiz Ö., Şen B., Rifaioğlu E. et al (2014). Trichoscopy in paediatric patients with tinea capitis: a useful method to differentiate from alopecia areata. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 28(9), 1255-1258.